Ngay sau khi vệ tinh Vinasat 1 đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào ngày 18-4-2008, các nhà đài lần lượt tung ra các dịch vụ truyền hình vệ tinh (DVB-S). Đến nay đã có ít nhất là 4 nhà khai thác dịch vụ truyền hình vệ tinh đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đó là HTV, VTV, VTC và K+. Công nghệ truyền hình này ra đời, cùng với công nghệ truyền hình cáp (DVB-C) đã đẩy công nghệ truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DVB – T) đi vào ngõ cụt. Thêm một cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn.

" />
Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024

Tech MediaOnline

Dịch vụ truyền hình vệ tinh chảo chơi vơi cũng mệt người…

August 20
00:00 2010

“Hoa mắt” với các gói cước
Ông Lê Lâm Thanh (Q.3, TP.HCM) đang khảo giá các dịch vụ truyền hình vệ tinh. Ông Thanh cho biết đã đến ba cửa hàng lắp đặt dịch vụ truyền hình vệ tinh ở quận 10 và hai cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) nhưng mỗi nơi có một mức giá khác nhau, từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. “Ở cửa hàng nào, nhân viên cũng tư vấn số lượng kênh, gói cước, thiết bị HD, SD gì đó làm tôi hoa cả mắt”, ông Thanh nói.
Thực tế cho thấy, các đại lý đang tranh thủ “móc túi” người tiêu dùng bằng những kỹ thuật kinh doanh. Cùng là đầu thu thiết bị VTC – HD và 5 phụ kiện kèm theo, cộng phí lắp đặt và thuê bao nhưng một cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM) báo giá là 4,9 triệu đồng với số lượng kênh xem được là 9 kênh chuẩn Full HD và 32 kênh chuẩn SD. Trong khi đó, cửa hàng đối diện lại báo giá thấp hơn 50 ngàn đồng, cũng với cùng số kênh. Còn một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tiểu La (Q.10, TP.HCM) cho biết, hiện nay VTC đã có 10 kênh HD và có thêm 2 gói cước SD 70 kênh với giá gần 3,5 triệu đồng hay gói cước 88 kênh (trong đó có 30 kênh Full HD) là gần 6 triệu đồng. Tương tự như VTC, giá dịch vụ truyền hình vệ tinh K+ cũng khá đa dạng ở từng cửa hàng, giá thiết bị và thi công lắp đặt dao động từ 1,5 – 1,7 triệu đồng.
Đại diện công ty VTC cho biết: “Hiện tại, dịch vụ truyền hình vệ tinh của VTC đã có 100 kênh, trong đó có 70 kênh chuẩn SD và 30 kênh chuẩn HD. 100 kênh này được tách ra trong 3 gói cước: gói cước 1,2 triệu đồng mỗi năm xem được 10 kênh SD và 32 kênh HD, một gói cước khác cũng ở mức giá 1,2 triệu đồng mỗi năm nhưng xem được 16 kênh HD và 38 kênh SD, và gói cước đắt nhất là 2 triệu đồng mỗi năm xem được chỉ 4 kênh HD VIP. Nếu muốn xem đủ 100 kênh, khách hàng phải mua cùng lúc 3 gói cước này. Còn giá thiết bị là 4,67 triệu đồng cho loại HD, hoặc 2,56 đồng đối với loại SD. Các cửa hàng có thể bán ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn, tùy vào tiền công lắp đặt”.
Theo một nhân viên của công ty truyền hình số vệ tinh Việt Nam với thương hiệu K+, hiện nay, K+ có 3 gói cước: gói 31 kênh (gói Access) với phí thuê bao là 50.000 đồng mỗi tháng, 57 kênh (Family) là 100.000 đồng mỗi tháng và 70 kênh (gói Premium) là 250.000 đồng/tháng. Khi tham gia gói dịch vụ này, khách hàng có thể đóng cước theo 6, 12 hoặc 24 tháng. Cước cao nhưng thiết bị lại chấp nhận được, chỉ 1,5 triệu đồng/bộ.
Hiện trên thị trường, nhiều đại lý còn bán các thiết bị đầu thu của HTV với giá 2,35 triệu đồng. Sử dụng đầu thu này, khách hàng sẽ được miễn phí thuê bao xem khoảng 29 kênh truyền hình của VTV, HTV và một số kênh của các đài địa phương. Tuy nhiên, chính vì miễn phí nên tính ổn định của các kênh này không cao. Nhân viên Công ty Tuấn Tú tiết lộ: “Trong số hơn 20 kênh mà đầu thu vệ tinh HTV thu được, chỉ có các kênh HTV và VTV là ổn định, còn các kênh khác thì lúc có lúc không”.
Tại cửa hàng Hồng Phi 209 (191 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM) giá bộ đầu thu mang tên VTC là 1,5 triệu đồng, bắt được 37 kênh, từ kênh SD cho đến kênh HD của các đài truyền hình trong nước: VTV, VTC, HTV và một số kênh truyền hình địa phương. Chủ cửa hàng Hồng Phi nói: “VTC vừa giới thiệu sản phẩm này cách đây vài ngày, bán chạy lắm. Không còn hàng để bán”. Dù giới thiệu là sản phẩm chính thức của VTC nhưng với đầu thu này, người sử dụng không cần đăng ký gói kênh với nhà cung cấp dịch vụ VTC, chỉ cần dựng chảo, lắp đặt đầu thu với tivi là mặc nhiên thu được tín hiệu.
Trên thị trường còn xuất hiện đầu giải mã tín hiệu truyền hình từ vệ tinh K49 có giá 450.000đ (kèm theo chảo và nhụy) được sản xuất ở Trung Quốc. Ông Phước, chủ cửa hàng Thành Phước (130 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM) giải thích: Nếu đặt chảo theo hướng Đông Nam, “mặc nhiên” thu được 6 kênh của đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2,…) từ vệ tinh Vinasat, nếu xê dịch chảo góc 90 độ sang hướng Tây, sẽ bắt được vệ tinh NS6 khoảng 60 kênh; còn chuyển hẳn chảo sang hướng Tây sẽ bắt được tín hiệu của vệ tinh Thaicom với 50 kênh.

Lắm nhiêu khê!
Cũng như truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình vệ tinh cũng lắm nhiêu khê mà người tiêu dùng ít được các đại lý cung cấp thông tin đầy đủ.
Nhiều khách hàng nghe quảng cáo về gói truyền hình vệ tinh theo chuẩn HD nhưng nếu đang sử dụng tivi bóng đèn hình (tivi analog), coi như lãng phí gói đó. Khách hàng vẫn có thể xem được các kênh HD nhưng ở chất lượng hình ảnh theo tiêu chuẩn SD.
Không thể nâng cấp đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất để dùng dịch vụ truyền hình vệ tinh, bởi chúng dùng anten khác nhau (kỹ thuật số mặt đất dùng anten thông thường, còn kỹ thuật số vệ tinh dùng anten chảo parabol) và kỹ thuật giải mã tín hiệu khác nhau.
Vì truyền tín hiệu sóng nên chất lượng hình ảnh từ truyền hình vệ tinh không ổn định bằng truyền hình cáp. Vào những lúc có mưa lớn, hình ảnh sẽ bị treo. Lúc đó, khách hàng nên tắt tivi, hết mưa sẽ mở trở lại.
Sau khi hết thời gian thuê bao mà khách hàng không đóng tiền, nhà đài sẽ cắt tín hiệu, chỉ để lại những kênh truyền hình miễn phí. Muốn xem tiếp chương trình, khách hàng phải mua thẻ giải mã mới hoặc gia hạn thuê bao từ các đại lý.
Theo ông Nguyễn Anh Tú, Công ty Tuấn Tú, khi lắp đặt truyền hình vệ tinh, khách hàng cần yêu cầu nhân viên lắp đặt các việc: điều chỉnh kênh âm thanh cho đúng với chuẩn stereo, nếu dùng màn hình dạng rộng (wide) thì cần điều chỉnh hình ảnh phát ra ở đầu thu cũng phải ở dạng wide, dùng cổng Super VHF nếu cả đầu thu và tivi đều có cổng này. Về chất lượng, khách hàng hãy chú ý đến anten. Có thể nơi bán dùng anten chảo cũ và đánh bóng lại, khi đó chất lượng thu tín hiệu sẽ không tốt. Đối với vấn đề an toàn khi dùng anten chảo parabol, khách hàng hãy chú ý đến việc chống sét, bởi khi thiết kế cột thiên lôi cho tòa nhà, người ta chỉ tính đến việc bảo vệ cho toà nhà, ít khi dự trù việc đặt anten parabol, nhất là khi anten parabol được dựng đứng lên để thu vệ tinh nằm ở phía Đông hoặc Tây chân trời khiến cho nó cao hơn kim thu sét của cột thu lôi, khi đó có thể cần phải nối dây tiếp đất cho anten để khử sấm sét.

Gia Bảo – Nhật Minh

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới