Dù giá laptop trên thị trường hiện nay đã phù hợp với phần đông người dùng, tuy nhiên do nhiều tình huống, hoàn cảnh, không ít người vẫn chọn cách mua laptop đã qua sử dụng. Chúng tôi xin chia sẻ một số lời khuyên để bạn có thể tự kiểm tra một laptop cũ để chọn được cái ưng ý, có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.

" />
Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024

Tech MediaOnline

Các bước kiểm tra trước khi mua laptop cũ

September 20
00:00 2010

1. Xem xét bề ngoài


Do mua hàng cũ nên bạn không thể trông chờ sản phẩm mình mua có màu sắc như mới. Tuy nhiên, bạn cần chú ý xem máy có bị cong vênh, rạn nứt hay không, vì nếu có thì chắc chắn rằng sản phẩm bạn sắp chọn đã bị rơi, va chạm mạnh hoặc đã qua tay thợ sửa chữa. Cũng nên chú ý xem vỏ máy có phải là đã được sơn lại hay không, vì hiện có khá nhiều dịch vụ thu mua laptop cũ và tiến hành lau chùi, “tút” lại để trông như mới. Bước cuối là bạn kiểm tra khớp nối màn hình xem có có lỏng lẻo hay không.

2. Kiểm tra bảo hành

Nếu mua từ một người đang dùng muốn bán lại để nâng cấp, rất có thể bạn sẽ mua được sản phẩm còn trong thời gian bảo hành của nhà sản xuất hay công ty, cửa hàng bán nó. Do vậy, bạn nên hỏi người bán giấy tờ bảo hành đầy đủ về sản phẩm. Trường hợp không còn giấy bảo hành, bạn nên yêu cầu họ bảo hành trách nhiệm từ 5 đến 7 ngày, có viết giấy tờ để làm bằng chứng, nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì bạn nên tìm cho mình một sản phẩm khác.

3. Kiểm tra cấu hình

Đây là bước đơn giản nhưng quan trọng, dù người bán đã ghi rõ cấu hình, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra xem nó có đúng hay không. Để kiểm tra, bạn nhấp phải chuột vào My Computer và chọn Properties, tại cửa sổ mới sẽ hiển thị về thông tin hệ điều hành, bộ vi xử lý và RAM. Kế đến, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, hộp thoại Run xuất hiện bạn gõ dxdiag và nhấn Enter. Ngoài vi xử lý, bộ nhớ RAM, máy sẽ hiển thị thông số về chip đồ họa và một số thông tin khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể vào BIOS của máy để xem các thông số CPU, RAM , HDD. Về số series máy thì với một số model, bạn có thể đối chiếu với số dưới đáy của máy.

4. Kiểm tra cổng kết nối, và Pin,…
Các cổng kết nối trên laptop rất quan trọng và do thường xuyên được sử dụng nên tỷ lệ hư hỏng thường khá cao, bạn kiểm tra bằng cách cắm ổ Flash USB vào, chú ý xem chân cắm có còn cứng hay đã bị lỏng, kiểm tra cả khe cắm thẻ nhớ xem có còn hoạt động tốt hay không. Với pin thì càng sử dụng lâu, pin càng mau bị chai. Để kiểm tra độ chai pin, bạn cần dùng phần mềm Everest Ultimate Edition, tại giao diện chính, ở menu bên trái bạn chọn Computer > Power Management, ở bảng bên phải, mục Wear Level sẽ hiển thị mức độ chai của pin laptop. Nếu dừng ở mức 0%, nghĩa là pin bạn chưa bị chai và ở mức 100%, nghĩa là pin đã bị chai hoàn toàn, bạn nên chọn laptop có độ chai dưới 30% là tốt.

5. Kiểm tra màn hình


Bạn cần kiểm tra điểm chết trên màn hình LCD bằng cách cho ẩn hết các biểu tượng trên màn hình, thanh taskbar và chọn thay đổi hình nền về màu duy nhất, tiếp đến hãy thay đổi nhiều màu sắc khác nhau và kiểm tra kỹ xem có điểm chết nào không. Cũng nên chú ý các vết bầm sáng, điều này chứng tỏ màn hình thường phải chịu áp lực do sử dụng không đúng cách.

6. Kiểm tra ổ đĩa quang
Để chắc chắn ổ đĩa còn hoạt động, bạn chuẩn bị một vài đĩa CD/DVD để xem trên máy tính, khi xem có thể tua đi tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi bằng máy tính để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.

Tóm lại
Việc mua bất cứ món đồ điện tử cũ nào vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đòi hỏi bạn còn phải sử dụng đến trực giác để ra quyết định cuối cùng. Nếu người bán tỏ vẻ vội vã để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và sản phẩm được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.

H.N

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới