Cơn sốt của những phim 3D đang chiếu tại các rạp vẫn còn nóng hôi hổi. Rồng rắn xếp hàng chờ đến lượt. Gặp cái nóng đang vào thời cao điểm, xem chừng khá mệt mỏi.

" />
Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Ở nhà xem phim 3D một mình

June 20
00:00 2010

Trước tình cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn cách: xem phim 3D một mình ở nhà! Muốn xem phim 3D có 2 cách. Cách thứ nhất là sử dụng các thiết bị như laptop, máy tính để bàn, HD box…, dùng kết hợp với kính 3D. Cách thứ 2 là sử dụng tivi 3D và đầu phát 3D, nhưng hiện nay còn ít phổ biến do giá còn đắt.

Chọn thiết bị phát
Nếu đã có hệ thống xem phim HD tại nhà, bạn có thể tận dụng ngay hệ thống này để trình chiếu phim 3D. Thiết bị chính vẫn là máy vi tính, laptop hoặc đầu phát HD để chiếu phim, có thể sử dụng ngay màn hình laptop hay dùng monitor LCD có kích thước lớn hơn để hiển thị hình ảnh (nên kèm theo một dàn âm thanh đa kênh). Với thiết bị phát như máy tính hay laptop, nên chọn máy có cấu hình bộ vi xử lý đa nhân của Intel hay AMD, dung lượng bộ nhớ từ 1GB trở lên. Nhưng nếu có điều kiện, nên chọn loại có card đồ họa NVIDIA hay ATI gắn rời thế hệ mới để tận dụng được tính năng giải mã video HD/3D trực tiếp từ phần cứng, giúp giảm tải công việc nặng nề này cho CPU. Dung lượng ổ cứng là vấn đề quan trọng khi chơi phim 3D, vì phim 3D chiếm dung lượng khá lớn, từ 5GB – 40GB/phim. Do dung lượng ổ cứng gắn trong thường bọ hạn chế, nên sử dụng loại ổ cứng gắn ngoài có dung lượng từ 1TB đến 2TB kết nối qua USB/eSATA/1394… để dễ sao chép phim. Nếu dùng HD-Box xem phim 3D, mọi việc đơn giản hơn, chỉ cần tìm nguồn phim 3D để chép vào ổ cứng, cắm dây xuất hình ra tivi và đeo kính 3D vào để thưởng thức.

Phần mềm
Bên cạnh phần cứng, để thưởng thức được phim 3D tại nhà, máy tính hay laptop cần cài thêm một số phần mềm giải mã Codec (như CoreAVC, K-Lite…) và phần mềm Player (Stereoscopic player, Tridef 3D player, Sview, PowerDVD, Total media player…) mới có thể “chơi” phim 3D mềm mại. Đa số các phần mềm này đều miễn phí, có thể tải trực tiếp từ mạng Internet xuống. Nên chọn đúng phiên bản hệ điều hành mà bạn đang sử dụng (XP, Vista, Windows 7…) để có thể tải xuống và cài đặt đúng phần mềm tương thích tốt nhất với máy tính. Đối với những người đang dùng HD-Box để xem phim 3D, lời khuyên là nên thường xuyên “ghé” Website hỗ trợ của hãng để cập nhật phiên bản phần mềm, firmware mới nhất cho thiết bị đọc. Chọn kính
Thành phần quan trọng đặc biệt để xem được phim 3D đó chính là chiếc kính 3D. Như chúng ta đã biết, tiêu chuẩn 3D được xây dựng dựa trên việc con người có thể cảm thấy được chiều sâu của vật, đối tượng bất kỳ trước mặt khi quan sát trực tiếp bằng mắt. Khoảng cách trung bình giữa hai mắt (của người lớn) thường là 5 đến 6 cm, bởi vậy, trong thực tế khi sử dụng mắt để nhìn trực tiếp bất kỳ một đối tượng nào, khoảng cách trên sẽ giúp cho hai mắt quan sát hình ảnh ở hai góc độ khác nhau, điều này đã tạo nên chiều sâu của hình ảnh thể hiện trong bộ não người. Cùng với kính 3D chuyên dụng, chiều sâu của hình ảnh sẽ được tái hiện trong tâm trí người xem, tạo cảm giác những đối tượng trên màn hình chân thực, sống động như khi được quan sát trực tiếp qua mắt.
Công nghệ 3D đang sử dụng phương pháp Anaglyph, nghĩa là sử dụng một chiếc kính lọc màu (một mắt màu xanh, một mắt màu đỏ, hoặc có thể là màu khác) để giúp cho mắt trái và mắt phải tiếp nhận được đúng hình ảnh dành cho mỗi mắt. Với phương pháp sử dụng kính Anaglyph, hình ảnh thường có màu sắc không được rõ ràng, chính xác cũng như độ phân giải của hình ảnh khá thấp. Hiện tại, công nghệ 3D của các hãng điện tử lớn đang sử dụng phương pháp mới là phân cực và trập hình động. Công nghệ kính phân cực hoạt động dựa trên quá trình lọc hình ảnh sao cho hai mắt nhận được đúng hình ảnh dành cho nó. Khi xem phim 3D, để có thể nhìn rõ hình ảnh 3D nhất, nên hạn chế ánh sáng xung quanh. Khu vực ngồi xem nên thẳng hàng và không nên ngồi quá xa hoặc quá gần với màn hình. Hiện tại, người dùng máy tính cá nhân đã có thể dùng phần mềm “convert” và “play” để chuyển đổi những thước phim 2D bất kỳ trước đây thành phim 3D theo định dạng SD dùng công nghệ Anaglyph.

Hiện có 3 loại kính xem 3D chủ yếu: Red-Cyan, Green-Magenta và Colorcode:
Kính Red/Cyan (đỏ/xanh dương) và kính Magenta/Green (hồng/xanh lục) có gọng nhựa với mức giá khoảng 120.000 đồng, loại gọng kính bằng nhựa. Ngoài ra, còn có phiên bản “tiết kiệm” bằng gọng giấy có giá khoảng 30.000 đồng. Lưu ý là mỗi loại kính 3D chỉ xem được một số đầu phim nhất định phù hợp với nó. Trong 2 loại trên, phổ biến nhất là loại phim theo công nghệ Red/Cyan. Phim 3D công nghệ Green/Magenta là loại mới hơn, tăng cường hiệu ứng 3D.
Một công nghệ phim 3D khác là Colorcode (hoặc Amber-Blue). Với loại phim này, phải dùng kính 2 màu hổ phách/xanh da trời. Đây là công nghệ tái tạo hình ảnh 3 chiều theo một cách đơn giản với đầy đủ màu sắc cho tất cả các loại màn hình. Khi sử dụng loại này, bạn cần phải cài thêm phần mềm Colorcode 3D Player kèm theo khi mua kính. Giá loại kính loại này, hàng Trung Quốc khoảng 50.000đ (loại gọng giấy) và 150.000đ (loại gọng nhựa).
Bạn thấy không, xem phim 3D, chỉ nội cái vụ kính 3D không đã nhiêu khê, rắc rối rồi.

Loa
Bên cạnh phần “nhìn”, để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp, một hệ thống phim 3D không thể thiếu phần “nghe”. Để tương thích tốt với chuẩn 3D, các thiết bị âm thanh hỗ trợ nhiều chuẩn âm thanh vòm khác nhau như Dolby Digital, DTS, Dolby Pro Logic, Dolby Pro Logic II, Mpeg-2 AAC, Linear PCM (2 kênh, 5.1 kênh, 7.1 kênh)… Một dàn loa đa kênh (5.1, 7.1) gồm nhiều loa vệ tinh (satellite) bố trí khắp “bốn phương tám hướng” và loa siêu trầm (subwoofer) nhằm tái tạo lại âm thanh như thật: tiếng xe gầm rú qua mặt bên phía phải hay trái một cách rỏ ràng, tiếng bước chân xa gần hay những vụ nổ rung cả nền nhà bạn… Nếu không có điều kiện sắm đồ chơi âm thanh trên, chiếc headphone đeo tai (loại tốt) cũng có thể giúp bạn có được những giây phút giải trí thoải mái cùng công nghệ phim ảnh 3D ngay tại nhà.

Lê Quân – Hoàng My

 

] ]>

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới