Kể từ khi các nhà mạng nâng cấp tốc độ đường truyền di động lên GPRS hay EDGE, đặc biệt gần đây là mạng 3G, nhu cầu kết nối Internet di động ngày càng thu hút được nhiều người dùng. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà kinh doanh thiết bị đầu cuối đã không bỏ qua cơ hội này. Nhiều thiết bị kết nối mạng từ EDGE cho đến 3G đã xuất hiện trên thị trường.

" />
Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2024
Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2024

Tech MediaOnline

Kết nối bằng Internet USB tiện và nhanh hơn

May 05
00:00 2010

Mở đầu cho xu hướng lướt Web di động
Tiên phong trong nhóm thiết bị kết nối Internet di động, không thể không nhắc đến S-Fone khi cách đây 3 năm, nhà mạng này triển khai công nghệ EVDO 2000-1X đã tung ra dịch vụ Internet di động với thiết bị CCU 550 được bán với giá 1,6 triệu đồng, sau đó lần lượt là model CCU 670 (tích hợp thêm chức năng nhắn tin). Gần đây, nhà mạng này cũng vừa trình làng một model mới với giá 1,1 triệu đồng. Vào thời điểm này trên thị trường cũng có những thiết bị kết nối Internet di động nhưng không qua cổng USB mà chủ yếu theo cổng PCMCIA. Về nguyên tắc, nhà mạng này không kích hoạt thuê bao (không có SIM), nhưng các điểm bán lẻ vẫn làm được công đoạn này (phải chăng có tay trong tại nhà mạng S-Fone?). Trong một công bố gần đây, nhà mạng S-Fone cho rằng, họ đã có khoảng 200.000 thuê bao sử dụng Internet di động, trong đó, số thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ bằng thiết bị rời (kết nối thông qua máy tính) khoảng 20.000 người.
Dù đi sau nhưng các nhà mạng theo công nghệ GSM mới là tác nhân đã tác động đến dịch vụ Internet di động phát triển. Khi nâng cấp công nghệ mạng lên EDGE, hai nhà mạng MobiFone và Viettel đã đẩy mạnh những dịch vụ này. MobiFone có gói Fast Connect. Còn Viettel có gói cước D-Com. Chưa công bố hiệu quả kinh doanh của dịch vụ này, nhưng theo ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Tiếp thị giá cước của MobiFone, tác động của gói Fast Connect chính là học tập cách tổ chức gói dịch vụ này để làm “kinh nghiệm” cho việc triển khai gói cước Fast Connect chạy trên mạng 3G sau này. Viettel cũng xác định như vậy. Trong cuộc chơi vào thời đểm này không thấy xuất hiện VinaPhone. Theo đại diện của nhà mạng này, không thể triển khai trong thời điểm chuyển giao từ mạng 2G lên mạng 3G, để chờ thời gian triển khai xong 3G, lúc đó bán gói cước này cũng không muộn!

Với Viettel Telecom, khi đăng ký trọn bộ kit sản phẩm (thiết bị kèm SIM), khách hàng sẽ được miễn phí hòa mạng và được tặng cước 90.000đ/ tháng trong thời gian 12 tháng. Còn nếu chỉ đăng ký gói cước, khách hàng chỉ được miễn phí hòa mạng, dùng bao nhiêu sẽ trả bấy nhiêu. Nhà mạng VinaPhone cũng cho khách hàng đăng ký gói cước (kèm theo SIM) nhưng giá cước truy cập sẽ cao gấp đôi giá cước dịch vụ trọn gói do chính nhà mạng cung cấp. MobiFone đang miễn phí cho khách hàng sử dụng gói cước 7.2 Mbps cho đến ngày 15/6/2010. sau đó, khách hàng phải đăng ký lại gói cước phù hợp.

Chọn hàng nào?
Khi mạng 3G đi vào hoạt động, nhu cầu kết nối Internet bằng thiết bị rời (tham khảo thêm bài Dùng điện thoại di động làm modem) ngày càng phổ biến hơn. Ưu thế của việc dùng nhóm thiết bị kết nối Internet (thông qua cổng USB) là dễ dàng sử dụng trên máy tính xách tay, giá cước rẻ hơn. Bù lại, người dùng phải mua thiết bị này với giá từ 500.000đ (hàng bán tự do) cho đến 1,7 triệu đồng (hàng do các nhà mạng phân phối).
Hiện trên thị trường, có nhiều thiết bị USB Internet được bày bán. Tại siêu thị của Bách Khoa Computer (247 Lý Thường Kiệt, Q.11, TP.HCM), có bán nhiều mẫu mã, từ những model chỉ chạy trên mạng EDGE (thuộc thế hệ mạng 2G) như: JVJ EDGE 509A, EGDE modem với giá 950.000đ hoặc chạy trên mạng 3G như JVJ 3G 511A với giá 1,3 triệu đồng… Đặc biệt, có sản phẩm G2403R (không rõ nhà sản xuất) đuợc bán với giá 2,95 triệu đồng. Thiết bị này cho phép kết nối với máy tính qua cổng USB hay cổng COM (RS232) để nhắn tin, nhận tin tự động; truyền dữ liệu hay Fax qua sóng điện thoại GSM 2 băng tần 900/1800. Còn trên mạng, nhóm thiết bị này được rao bán, từ hàng đã qua sử dụng chỉ có giá khoảng 200.000đ cho đến những model không có nhãn hiệu và tên nhà sản xuất với giá 1,4 triệu đồng. Khi mua thiết bị USB Internet bán tự do, khách hàng phải đăng ký gói cước (kèm theo SIM) tại nhà mạng tùy chọn vì những nơi bán thiết bị rời sẽ không làm dịch vụ kích hoạt SIM 3G cho khách.

Dù có giá cao hơn nhưng để an toàn (không lo bị lỗi giữa SIM và phần cứng), nhiều khách hàng đã chọn những model USB Internet do chính các nhà mạng có sóng 3G cung cấp. MobiFone có sản phẩm Fast Connect (cũng là tên dịch vụ) với giá 1,69 triệu đồng. Viettel có thiết bị D-Com được bán với giá rẻ nhất, là 890.000 đồng. Còn VinaPhone có 2 model: với giá 1,1 triệu đồng (có tốc độ download 3.6Mbps) và 1,7 triệu đồng (tốc độ download là 7.2Mbps).
Theo giới kinh doanh nhóm hàng này, hiện thị trường đã có nhiều model để người tiêu dùng lựa chọn nhưng so với những mặt hàng khác, Internet USB vẫn còn hạn chế về mẫu mã để khách hàng lựa chọn. Dù trên nhiều model không ghi rõ nhà sản xuất, nhưng giới bán vẫn nhận ra nguồn gốc của chúng, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Singapore… “Đừng nên quan tâm chúng đến từ đâu mà ai là nhà sản xuất. Hiện nay, nhóm thiết bị này hầu như do ZTE, Huawei, JVJ… sản xuất. Không nhớ là đã bán được bao nhiêu chiếc, nhưng đến nay chưa có ai than phiền về lỗi phần cứng. Chỉ có phàn nàn về cước mà thôi”, một nhân viên bán hàng của Bách Khoa Computer (30 Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM) chia sẻ thông tin.


Thế Chân
Ảnh: Lê Quang Nhật