Năm 2010 được đánh giá là năm thăng hoa của các thiết bị đọc sách điện tử (ebook reader) màn hình màu. Và thay vì chỉ đọc được sách từ một kênh phân phối với định dạng bắt buộc (như Amazone kindle với định dạng AMZ), các thiết bị sách điện tử đời mới này hỗ trợ rất nhiều định dạng. Nhưng nói về chuẩn ebook hỗ trợ tốt hình ảnh, màu sắc, đa phương tiện thì không có định dạng nào có thể qua mặt được chuẩn PDF của hãng Adobe. Do vậy, việc trang bị cho hệ thống của mình một trình đọc, chỉnh sửa, chuyển đổi PDF chuyên nghiệp là việc bạn nên làm, song song với việc sắm một thiết bị đọc ebook đời mới.

" />
Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024

Tech MediaOnline

Những chương trình xử lý File PDF hàng đầu

April 20
00:00 2010

Adobe Acrobat 9
Đây là phần mềm tạo và chỉnh sửa file PDF mạnh nhất hiện nay. Gần như nếu xét về tính năng, nó hoàn toàn không có đối thủ, điều đơn giản là vì Adobe là hãng đã đưa ra định dạng PDF và dĩ nhiên không ai có thể hiểu con bằng cha mẹ được.
Phiên bản Acrobat 9 Pro extend đã ra đời từ năm 2008 nhưng vẫn được cập nhật liên tục thông qua cả bản update tự động. Tính năng cập nhật tự động này bảo đảm người dùng luôn nhận được sự hỗ trọ tốt nhất từ hãng, trong đó chủ yếu là cập nhật cách bảo mật cho file PDF. Nếu bạn muốn bảo mật file PDF tốt nhất khỏi sự bẻ khóa của các phần mềm bẻ khóa PDF thì Acrobat 9 cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Xét về giao diện, Acrobat là chương trình rối mắt nhất trong các phần mềm cùng loại. Tuy nhiên việc bố trí nhiều nút nhấn dạng menu xổ xuống cùng quá nhiều menu chức năng cũng phần nào thể hiện sự quá đa dạng về tính năng của chương trình, và nhà sản xuất phải làm sao để người dùng có thể nhìn thấy chức năng mình cần một cách nhanh nhất.
Có ba tính năng giúp Adobe Acrobat nổi trội hơn các đối thủ: bảo mật tốt nhất (với phiên bản cập nhật mới nhất mã hóa 128-bit AES, khóa là khỏi mở); thiết kế form (cực kỳ chuyên nghiệp) và chèn các file đa phương tiện vào file PDF (đặc biệt hỗ trợ Flash).
Tuy nhiên, chương trình cũng có 3 nhược điểm chí mạng khiến người dùng đôi khi phải tìm đến các chương trình khác: sử dụng tài nguyên máy quá lớn (gần như gấp 3-7 lần các chương trình khác), không hỗ trợ mở nhiều file dạng thẻ (rất cần khi bạn làm việc với nhiều file một lúc), không hỗ trợ chuyển đổi nhanh qua lại định dạng PDF (mỗi lần muốn chuyển file PDF sang file doc, jpeg là bạn phải mở file lên, chọn Save as… ).
Một điểm đáng chú ý khác là Acrobat hiện nay là trình PDF duy nhất hỗ trợ làm việc theo nhóm.
Chương trình có giá cho phiên bản Pro là 449 USD. Tuy mắc nhưng xứng đáng với rất nhiều tính năng mà chương trình mang lại.
Bạn có thể xem thêm thông tin và tải bản dùng thử tại: www.adobe.com/products/acrobat/?promoid=BPDDU.

 

 

Foxit Phantom
Trái ngược hoàn toàn với phong cách đa năng nên nặng nề của Acrobat, Phantom chỉ cho bạn những công cụ cần thiết nhất trong một chương trình chạy cực kỳ nhẹ nhàng.
Chương trình chạy tốt trên mọi nền tảng Windows, dung lượng cài đặt chỉ chiếm vài chục MB ổ cứng và dung lượng RAM sử dụng cũng xấp xỉ con số đó. Nếu so với gần 2GB dung lượng ổ cứng và hơn 100MB RAM chiếm dụng của Acrobat thì quả thật Phantom là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các người dùng sử dụng máy cấu hình yếu.
3 điểm yếu nhất của Phantom so với Acrobat là không có môi trường làm việc cộng tác, thiết kế form và các chức năng làm việc tự động (ghép nhiều file thành một file, chuyển Website đang duyệt thành file PDF, nhận dạng chữ…).
Thật ra về bảo mật, Phantom không thua kém gì nhiều so với Acrobat do cũng dùng hai bộ mã hóa tối ưu nhất. Tuy nhiên, do không có nhiều phương pháp phụ trợ để bảo vệ mật mã nên các phần mềm vẫn bẻ khóa được các file bị khóa bởi Phantom (Acrobat có đến 4 phương pháp phụ trợ bên cạnh việc mã hóa mật mã như Livecycle, Trusted Identities..).
Giao diện làm việc của Phantom gọn gàng, dễ dàng, hỗ trợ làm việc theo thẻ rất tiện lợi. Điểm sáng nữa của Phantom là rất dễ sử dụng, bạn có khá nhiều sự hỗ trợ từ nhà sản xuất (file Help viết kèm chi tiết, hỗ trợ trực tuyến…).
Một điều đáng lưu ý nữa là Phamtom không có chức năng tùy chỉnh chất lượng bản in. Đây là một điều rất quan trọng khi bạn muốn tạo ra các file PDF có chất lượng in tốt.
Xem thêm và tải bản dùng thử tại: www.foxitsoftware.com/pdf/phantom/
Chương trình có giá 129 USD/1 máy sử dụng. Một mức giá hợp lý cho một chương trình biên soạn PDF nhỏ gọn.

 

Nitro PDF
Nằm giữa Acrobat và Phantom, Nitro PDF cũng cung cấp khá nhiều chức năng nếu so với Phantom và chạy nhẹ hơn Acrobat. Về mặt giao diện, chương trình có giao diện đẹp và tiện nhất trong số 3 phần mềm PDF giới thiệu ở đây (giao diện Ribbon tương tự Office 2007, các nhóm chức năng được chia theo thẻ).
Điểm sáng lớn nhất của Nitro PDF là chức năng tự động. Bạn có
thể thực hiện các lệnh chuyển đổi PDF, điền form PDF, đánh giá một cách cực nhanh và hoàn toàn tự động với nhiều file. Chương trình vẫn hỗ trợ làm việc theo thẻ, một cách thời thượng để bạn
xử lý nhiều file một lúc. Đồng thời chương trình cài luôn một máy in ảo vào hệ thống cho phép bạn xuất nhanh file PDF từ giao diện chương trình khác (Acrobat cũng có chức năng này, nhưng Phantom thì không).
Điểm yếu của Nitro là chiếm dụng tài nguyên lớn. Thử nghiệm nếu mở 1 lúc 10 thẻ cùng lúc với 10 file PDF khác nhau, thì lượng RAM của Nitro sử dụng gần gấp đôi của Phantom. Nitro cũng không cho bạn chèn video và nhạc vào file. Chức năng thiết kế form của chương trình khá dở, nhưng phần bảo mật làm rất tốt, không thua kém gì nhiều so với Acrobat.
Xem thêm thông tin và tải bản dùng thử tại: www.nitropdf.com/products.htm
Mức giá của chương trình chỉ là 99 USD/1 máy sử dụng, hấp dẫn nhất trong các chương trình có cùng tính năng.

PHI HẢI

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới