Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Ngày hội Công nghệ Giáo dục Microsoft 2021 – Tương lai giáo dục tại Việt Nam hậu COVID-19

Ngày hội Công nghệ Giáo dục Microsoft 2021 – Tương lai giáo dục tại Việt Nam hậu COVID-19
December 24
16:40 2021

Microsoft Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các đối tác công nghệ và giáo dục ngày 24-12-2021 đã đồng tổ chức “Ngày hội Công nghệ Giáo dục 2021 – Tương lai Giáo dục hậu Covid”, năm nay được tiến hành trực tuyến, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào giảng dạy trong giai đoạn đại dịch COVID-19, cũng như giới thiệu các giải pháp của mô hình giáo dục tương lai, từ đó góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời đại mới.

Sự kiện có sự tham gia của Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), các sở và phòng GD-ĐT thuộc 63 tỉnh thành cùng hơn 1.000 lãnh đạo và giáo viên các trường đại học, cao đẳng, học viện và phổ thông trên cả nước.

Giáo dục số trong đại dịch COVID-19

Theo Diễn đàn Giáo dục Thế giới (The Education World Forum), có khoảng 53% trẻ em dưới 10 tuổi tại các nước có thu nhập thấp và trung bình không thể đọc được một đoạn văn bản đơn giản trước đại dịch COVID-19 và con số này đã tăng lên 63% sau khi đại dịch bùng phát. Đặc biệt, tại các nước thuộc khu vực Châu Phi, con số này lên đến 90%. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều trường học trên thế giới phải đóng cửa, học sinh nhiều nơi đột ngột bị ngừng học trong một thời gian dài. Ngân hàng Thế giới (The World Bank) cũng dự đoán việc học sinh bị thất học sẽ dẫn đến một khoản thiệt hại về nhu nhập trong tương lai tương đương 10.000 tỷ USD.

Đứng trước những thách thức này, công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động giáo dục và đào tạo trên toàn cầu theo những cách sáng tạo trong suốt hai năm qua để duy trì việc dạy và học. Một nghiên cứu của The Economist Intelligent Unit cho thấy 85% nhà giáo cho rằng đại dịch đã thúc đẩy tiến trình số hóa giáo dục trước 10 năm và 93% học sinh tin rằng giáo dục trực tuyến sẽ tốt cho việc học tập của họ. Rõ ràng, công nghệ không chỉ là công cụ để duy trì việc học tập và giảng dạy trong giai đoạn đại dịch mà là đang là nhân tố thúc đẩy hiệu quả cho sự phát triển của giáo dục số.

Ông Tô Hồng Nam tại hội thảo ngày 24-12-2021.

Chia sẻ về vấn đề này tại hội thảo, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GD-ĐT, cho biết: “Đại dịch COVID-19 có thể coi là cú huých với các trường học trong cả nước để tăng tốc tiến trình chuyển đổi số ngành Giáo dục – Đào tạo. Trong 2 năm vừa qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đã ghi nhận tỷ lệ học sinh học trực tuyến đạt 80% trên cả nước. Năng lực số của đội ngũ giáo viên đã gia tăng đáng kể thông qua việc sử dụng thành thạo, hiệu quả và sáng tạo các giải pháp công nghệ phục vụ giảng dạy. Nhiều trường học đã sớm đầu tư một hệ sinh thái số từ việc dạy và học trực tuyến đến hệ thống quản trị không giấy tờ và tổ chức bài bản các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ nhân viên và thầy cô.”

Cũng tại hội thảo, đại diện các trường học triển khai thành công các giải pháp công nghệ vào giảng dạy trong giai đoạn đại dịch đã có những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và bổ ích. Theo đó, trong năm học 2021-2022, trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội, Hệ thống giáo dục Sky-line Đà Nẵng và trường THPT Võ Thành Trinh tỉnh An Giang đã nhận được danh hiệu Trường học Điển hình Microsoft (Microsoft Showcase Schools) toàn cầu nhờ việc chyển đổi số và ứng dụng xuất sắc công nghệ để nâng cao kết quả học tập và giảng dạy, từ đó kiến tạo nền giáo dục tiên tiến lấy học sinh làm trọng tâm cũng như trang bị sớm kỹ năng số thúc đẩy thành công cho học sinh.

Tương lai giáo dục số hậu COVID-19

Phát biểu tại hội thảo, ông Tô Hồng Nam nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và đang diễn ra rất nhanh trên mọi lĩnh vực và ngành nghề. Chính phủ và Bộ GD-ĐT đã đặt mục tiêu giáo dục phải đi tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, thậm chí là cần phải đi trước cả y tế. Ứng dụng công nghệ phải mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất cho giảng dạy và học tập, tránh việc sa đà vào việc trình diễn công nghệ mà không thiết thực. Các doanh nghiệp phải tư vấn một cách công tâm và trung thực cho nhà trường, kể cả các điểm yếu và hạn chế nếu có trong mỗi giải pháp công nghệ.”

Theo đó, trong năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng một số chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành giáo dục. Thứ nhất, ban hành Bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chuyển đổi số các cơ sở giáo dục – đào tạo để các trường có một lộ trình chuyển đổi bài bản và khoa học. Thứ hai, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chuẩn dữ liệu số, học liệu số để bảo đảm dữ liệu số của ngành giáo dục có sự liên thông và kết nối với dữ liệu quốc gia. Thứ ba, rà soát và nghiên cứu kỹ các giải pháp công nghệ thông tin cho ngành Giáo dục để các trường có thể tham chiếu, lựa chọn tùy theo điều kiện cơ sở mà vẫn bảo đảm tiêu chí an toàn thông tin mạng.

Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Kinh doanh, Microsoft Việt Nam, cho biết: “Tại Microsoft, chúng tôi luôn nỗ lực trao quyền cho học sinh hôm nay để tạo ra thế giới ngày mai. Tương lai của giáo dục là học tập kết hợp – hybrid learning và để thực hiện được điều đó, Microsoft đã xây dựng Khung Chuyển đổi số Giáo dục dựa trên nghiên cứu và nhiều thập kỷ làm việc với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo trường học và các nhà giáo dục trên thế giới, thông qua 4 trụ cột chính là: Lãnh đạo và Chính sách; Dạy và Học; Môi trường thông minh; và Sự thành công của học sinh và nhà trường. Chuyển đổi số giáo dục không chỉ là việc có thể tổ chức giảng dạy và học tập từ bất kỳ đâu, mà quan trọng hơn còn là việc cá nhân hóa trải nghiệm và tạo ra các phương pháp tương tác mới có khả năng tiếp cận và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.”

Ông Phùng Việt Thắng tại hội thảo ngày 24-12-2021.

Cũng tại hội thảo, Microsoft đã chia sẻ hệ sinh thái giải pháp thúc đẩy giáo dục số lấy học sinh làm trung tâm, bao gồm 4 yếu tố là: Môi trường – Nền tảng – Công cụ – và Sự sáng tạo.”

  • Môi trường: Microsoft luôn hướng đến xây dựng một môi trường học tập bình đẳng và dễ tiếp cận cho mọi đối tượng người học. Thay vì bị giới hạn ở các lớp học trực tiếp, Microsoft giúp người học xây dựng một môi trường học tập trực tuyến và trao quyền cho họ học hỏi một cách chủ động với những nền tảng tự học như Microsoft Learn, LinkedIn Learning và Viva Learning,… Ngoài ra, từng giải pháp và thiết bị dành cho giáo dục của Microsoft còn hướng tới mọi đối tượng người học, đặc biệt là những người khuyết tật, ngay từ khâu thiết kế.
  • Nền tảng: Để thúc đẩy tương lai giáo dục số, Windows 11 –hệ điều hành mới nhất của Microsoft được thiết kế cho kỷ nguyên của học tập, làm việc từ xa và kết hợp, đã được Microsoft giới thiệu tại Việt Nam. Đây là hệ điều hành hoàn toàn phù hợp cho các cơ sở đào tạo và trường học trong việc quản lý, phân tích, đánh giá và khai thác tối đa mô hình học tập và giảng dạy từ xa một cách sáng tạo và an toàn. Bên cạnh đó, với học sinh, sinh viên, Microsoft cũng thiết kế riêng Windows 11 SE, một phiên bản đặc biệt của Windows 11 được tối ưu hóa các tính năng cơ bản dành riêng cho người học nên đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí hơn.
  • Công cụ: Trong hai năm đại dịch vừa qua, Microsoft đã cung cấp miễn phí bộ công cụ Office 365phiên bản dành cho giáo dục cho các trường học tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Đây là một công cụ giúp các cơ sở đào tạo và trường học có thể dễ dàng chuyển đổi mô hình dạy học với các tính năng được thiết kế phù hợp cho giảng dạy như: Microsoft Teams, nền tảng cộng tác giúp giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tổ chức các lớp học trực tuyến, trao đổi và truy cập vào mọi nội dung lớp học, cuộc thảo luận, bài tập và các ứng dụng học tập đa dạng trên cùng một nền tảng và bảo mật. OneNote Class,sổ ghi chú điện tử giúp giáo viên xây dựng giáo án, chấm bài và kiểm tra sự chuyên cần của học sinh một cách đơn giản và dễ dàng. Teams Insights, Power BI và Azure Snapse,các công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thu thập dữ liệu và truy xuất báo cáo trong suốt quá trình học tập, giảng dạy và quản lý hệ thống cho nhà trường và giáo viên.
  • Sự sáng tạo: Bên cạnh những tính năng cơ bản hỗ trợ việc giảng dạy và học tập từ xa, Microsoft luôn nỗ lực khơi gợi sự sáng tạo cho giáo viên và học sinh để trang bị những kỹ năng số cần thiết của thế kỷ 21 thông qua các chương trình như Minecraft phiên bản dành cho giáo dục hỗ trợ các khóa học STEM; Microsoft Storedành cho giáo dục với đa dạng các ứng dụng hỗ trợ đào tạo cho từng ngành nghề đặc thù như y tế, lập trình, … và đặc biệt là tính năng 3Dtrải nghiệm thực tế ảo trên ứng dụng Paint và PowerPoint, giúp cả học sinh và giáo viên có thể tự do sáng tạo và mô phỏng nội dung học tập và giảng dạy một cách sinh động và trực quan. Theo Microsoft, có đến 86% sinh viên được hỏi cho biết nhờ tính năng 3D mà họ đã cải thiện đáng kể chất lượng trong các bài tập và báo cáo của mình.

Các đại biểu tham dự hội thảo từ khắp cả nước chia sẻ, trao đổi online.

Bên cạnh việc được giói thiệu về các nền tảng và công cụ thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục từ Microsoft Việt Nam, các nhà quản lý và lãnh đạo các trường còn được lắng nghe chia sẻ và tọa đàm về xu hướng giáo dục số, sự sẵn sàng của học sinh và giáo viên trong giáo dục số, cũng như các giải pháp và thiết bị tăng cường sự sáng tạo trong học tập từ xa từ ASUS Việt Nam, Lenovo Việt Nam, Edmicro, Wacom Việt Nam, My Bridge Edu, AZ Việt Nam, We Master, IIG Việt Nam, và Pyramid S&C để có thể tìm được lời giải toàn diện cho tương lai của giáo dục hậu COVID-19.

Thông tin chi tiết về lĩnh vực giáo dục của Microsoft.

MEDIAONLINE

Nguồn do Microsoft cung cấp.

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới