Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

VNPT tăng miễn phí tốc độ Internet cho các trường để dạy học trực tuyến thời COVID-19

VNPT tăng miễn phí tốc độ Internet cho các trường để dạy học trực tuyến thời COVID-19
April 15
00:37 2020

 

Nâng cấp băng thông rộng, tăng chất lượng đường truyền là chính sách mới nhất trong chuỗi hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) dành cho ngành giáo dục trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh COVID-19.

Nâng cao chất lượng, tốc độ băng thông

Theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông), lưu lượng truy cập Internet tại Việt Nam trong tháng 3-2020 đã tăng mạnh so với tháng trước tới 90%, do nhu cầu làm việc tại nhà, cũng như việc dạy và học trực tuyến. Lưu lượng tăng đột biến khiến chất lượng đường truyền không ổn định, dẫn tới sự cố nhiều buổi học bị gián đoạn, kém hiệu quả. Vì thế, bên cạnh các giải pháp nỗ lực bảo đảm chất lượng băng thông ổn định, VNPT đã đưa ra chính sách “Dạy học từ xa-Thả ga kết nối” nâng tốc độ truy cập Internet dịch vụ FiberVNN cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Đại diện VNPT cho biết, các trường đang sử dụng các gói cước dưới 150Mbps sẽ được nâng tốc độ các gói Internet lên tối thiểu 150Mbps. Các khách hàng đang sử dụng gói cước trên 150Mbps sẽ được nâng băng thông lên tối đa là 300Mbps. Chính sách tương tự cũng sẽ được áp dụng với các khách hàng đang sử dụng gói MegaVNN chuyển sang FiberVNN. Chương trình ưu đãi này áp dụng từ 15-4 đến hết 31-7-2020.

Theo đại diện VNPT, xứng đáng với đơn vị được đánh giá cao về chất lượng và tốc độ Internet, cùng với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho ngành giáo dục, VNPT tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa giải pháp cung cấp đường truyền tốc độ cao nhất với giá cước tiết kiệm nhất, mang lại lợi ích cho các giáo viên và học sinh. Mục tiêu giúp học sinh cũng như giáo viên tại hàng chục nghìn trường học trên cả nước đang sử dụng dịch vụ của VNPT có thể truy cập mạng với tốc độ cao, đường truyền ổn định, bảo đảm kết quả học tập hiệu quả trong lúc không được đến trường vì dịch bệnh.

Nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ cho giáo dục

Chuyên viên VNPT giới thiệu giải pháp VNPT E-Learning cho giáo viên.

Là một trong những doanh nghiệp bắt tay triển khai sớm nhất các giải pháp dạy học trực tuyến cho các trường phổ thông, đại học, VNPT đang có ưu thế với hàng loạt ứng dụng dạy học online, từ các gói cước ưu đãi nhất cho tới những hỗ trợ miễn phí.

Tính đến thời điểm hiện tại, VNPT đang triển khai 4 chính sách ưu đãi với ngành giáo dục, từ cung cấp miễn phí giải pháp đào tạo trực tuyến E-Learning cho toàn bộ các trường phổ thông, đại học trên toàn quốc, đến miễn phí data di động 3G/4G cho học sinh, giáo viên và phụ huynh khi truy cập app, web VNPT E-Learning. VNPT cũng hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ, thông tin cho các cơ sở đào tạo đại học và mới đây nhất là chính sách “Dạy học từ xa-Thả ga kết nối” nâng băng thông lên tối thiểu 150Mbps, tối đa lên 300Mbps. Đặc biệt, không chỉ được áp dụng trong giai đoạn đang xảy ra dịch COVID-19, nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ còn được kéo dài tới hết năm 2020.

Chú trọng vào việc hỗ trợ cho người sử dụng, hiện VNPT cũng đang triển khai chương trình ưu đãi dịch vụ VNPT My English (chương trình học tiếng Anh online), qua đó người sử dụng có thể lựa chọn 2 chính sách ưu đãi tùy theo nhu cầu sử dụng.

Hàng loạt ứng dụng đang được VNPT hỗ trợ ưu đãi như vnEdu, VNPT My Englist, VNPT E-Learning… đều nằm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh mà Tập đoàn hướng tới, bao phủ nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng cũng như phù hợp với tất cả các trường học từ phổ thông tới cao đẳng, đại học…

Trên thực tế, với hơn 20.000 trường học đang sử dụng VNPT E-Learning cùng hàng loạt các ứng dụng khác, hệ sinh thái giáo dục vnEdu mà VNPT phát triển hơn 10 năm qua đã thực sự tạo được dấu ấn hiệu quả trong cuộc “cách mạng số” ngành giáo dục. Đặc biệt, việc gián đoạn phương pháp dạy học truyền thống vì dịch COVID-19 hiện tại đang tạo ra cơ hội đẩy mạnh dạy học trực tuyến.

MEDIAONLINE

+ Ảnh do VNPT cung cấp



 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới