Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Rác điện tử là đây chớ đâu…

Rác điện tử là đây chớ đâu…
August 02
22:10 2019

 

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, lượng rác thải điện tử mà Việt Nam thải ra mỗi năm lên tới hơn 90.000 tấn. Số lượng rác thải điện tử này ngày càng gia tăng theo lượng sản phẩm tung ra thị trường.

Rác điện tử. (Nguồn: Internet. Thanks.)

Có 3 con đường chính để rác thải điện tử vào Việt Nam:

  1. Nhập khẩu rác công nghệ về để tái chế.
  2. Nhập khẩu hàng điện tử cũ đã qua sử dụng (hàng second-hand).
  3. Nhập khẩu các sản phẩm điện tử thành phẩm hay linh kiện về lắp ráp loại rẻ tiền, chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu để bán cho phân khúc thị trường bình dân – với danh nghĩa phục vụ người tiêu dùng nghèo.

Ở nguyên nhân thứ ba, tội nghiệp người nghèo bị lợi dụng, gián tiếp trở thành đối tượng đưa rác thải điện tử từ xứ người đổ vào thải ra môi trường nước mình. Các linh kiện điện tử mà càng rẻ, công nghệ càng lạc hậu, vật liệu sản xuất càng độc hại. Có một sự thật, người tiêu dùng nghèo bị lợi dụng danh nghĩa để những con buôn xuyên quốc gia nhập rác thải điện tử về làm giàu cho họ. Mà kinh doanh hàng rẻ tiền làm giàu trong lĩnh vực điện tử không phải chỉ theo công thức chung là lời ít nhưng thu khẳm nhờ bán được số lượng lớn. Thực tế những người chuyên đánh hàng điện tử rẻ tiền, kể cả linh kiện, hiểu rõ mức lời “khủng” ra sao. Có nguồn nói rằng 1 chiếc TV LED 32 inch có linh kiện của Trung Quốc bán ở Việt Nam với giá 2,8-2,9 triệu đồng là được người tiêu dùng coi là quá rẻ; trong khi giá thành của nó ở bên kia chỉ trên dưới 1 triệu đồng.

Có một nghịch lý mà không ít người ủng hộ: người nghèo cần có những sản phẩm rẻ tiền để sử dụng. Nhưng sản phẩm điện tử càng rẻ tiền thì càng tệ và độc hại, làm gì có chuyện “ngon, bổ mà rẻ” dể tự dỗ lừa mình và phỉnh phờ nhau.

Theo tổ chức phi chính phủ Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED), thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho biết: trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có thể nhận biết, trong khi những hóa chất này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như bệnh ung thư, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh,…

P.H.P.



 

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới