Thứ Bảy ngày 20 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

15 công ty và sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2018

15 công ty và sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2018
January 05
19:33 2019


Năm 2018 có thể được ghi nhớ với nhiều cuộc ra mắt, từ các công ty khởi nghiệp thực tế tăng cường (Augmented reality, AR) gọi vốn tốt cho đến các nền tảng Big Data cho tương lai. Tuy nhiên cứ mỗi một công ty mới bước chân vào ngành công nghệ, lại có ít nhất một công ty hoặc sản phẩm mất đi.

Một năm đầy biến động nữa đối với ngành công nghệ đã kết thúc. Mời bạn cùng điểm qua một cái nhìn tổng thể về một số thương hiệu công nghệ sắp hoặc đã bị khai tử trong năm 2018 qua tổng kết của Paul Sawers trên Venture Beat:

Klout

Đầu tháng 5, nền tảng mạng xã hội có nhiều ảnh hưởng Klout đã gây chấn động thế giới khi tiết lộ nó chuẩn bị đóng cửa. Được thành lập vào năm 2008, Klout cung cấp một hệ thống xếp hạng xã hội (social ranking system) gọi là “Klout score” (điểm Klout). Và Klout đã hứng chịu vô số “gạch đá” vì khuyến khích mọi người phô trương bản thân trên mạng xã hội. Klout đã đóng cửa vào ngày 25-5-2018, hơn 4 năm sau khi được Lithium Technologies nua lại (tháng 3-2014).

Klout dùng các dữ liệu từ Bing, Facebook, Foursquare, Google+, Instagram, LinkedIn, Twitter, YouTube, và Wikipedia để hình thành các profile người dùng được xếphạng từ 1 tới 100 (điểm càng cao càng cho thấy tầm ảnh hưởng xã hội online của người đó rộng và mạnh như thế nào.

StumbleUpon

Không lâu sau khi Klout sắp sụp đổ, đến lượt StumbleUpon thông báo sẽ đóng cửa sau hơn 16 năm tồn tại.

Được thành lập vào năm 2001 giữa sự bùng nổ của mạng Internet, StumbleUpon là một trong những nền tảng chia sẻ nội dung xã hội đầu tiên đạt được sức hút mạnh mẽ và nó đã có được khoảng 40 triệu người sử dụng. Nó đã được eBay mua lại với giá khoảng 75 triệu USD vào năm 2007 trước khi được bán cho các nhà đầu tư và đồng sáng lập ban đầu của nó 2 năm sau đó.

Có một chi tiết: Một đồng sáng lập StumbleUpon là Garrett Camp, người cùng với  Travis Kalanick sáng lập nên dịch vụ công nghệ gọi xe Uber.

StumbleUpon đóng cửa vào tháng 6-2018.

Path

Từng được mệnh danh là một Facebook tiếp theo, ứng dụng mạng xã hội Path cuối cùng đã phải đóng cửa sau 8 năm ra mắt.

Được thành lập ở San Francisco vào năm 2010, Path đã huy động được gần 70 triệu USD tài trợ từ một số nhà đầu tư có tên tuổi cho mạng xã hội đầu tiên trên thiết bị di động tư nhân có khả năng giới hạn số người bạn có thể kết bạn. Đây là loại tương phản (antithesis) của Facebook, nhưng nó không thành công về tài chính. Công ty Daum Kakao của Hàn Quốc đã lại mua dịch vụ này vào năm 2015.

Tuy nhiên, kể từ tháng 10-2018, Path không còn nữa.

Blippar

Công ty khởi nghiệp thực tế tăng cường (AR) Blippar đã bắt đầu đối diện vấn đề mất khả năng thanh toán vào cuối năm 2018, chấm dứt 7 năm hoạt động với 130 triệu USD tiền tài trợ.

Theo nhiều cách, Blippar đã đi trước thời đại của mình – ngành công nghiệp AR đang phát triển, nhưng nó vẫn còn một chặng đường dài trước khi nó đạt được sự chấp nhận chính thống của loại hình mà Blippar cần để phát triển.

Sau khi không bảo đảm được một khoản tiền nhỏ bổ sung, bị chặn bởi một cổ đông lẻ, tùy chọn còn lại duy nhất là quản trị, sau khi bị lỗ 43 triệu USD vào năm ngoái. Vào tháng 12-2018, tất cả nhân viên Blippar (khoảng 200 người) đều đã được cho nghỉ và các dịch vụ đã bị chấm dứt.

Google+

Ông lớn công nghệ Google năm 2018 đã phải khai tử phiên bản dành cho người tiêu dùng của Google+, dịch vụ mà Google ra mắt từ năm 2011 với ý định soán ngôi Facebook.

Quyết định đóng cửa này được đưa ra sau khi một lỗ hổng bảo mật lớn đã được tìm thấy khến Google chịu nhiều tai tiếng. Và Google đã nhanh chóng tuyên bố rằng dịch vụ này sẽ tiếp tục như là một phần của dịch vụ G Suite tập trung vào doanh nghiệp.

Google+ cho người tiêu dùng sẽ đóng cửa vào tháng 4-2019, sớm hơn 4tháng so với dự kiến ban đầu, sau khi phát hiện ra một vấn đề bảo mật khác.

Google Hangouts

Google tiết lộ rằng phiên bản dành cho người tiêu dùng cổ điển của Google Hangouts sẽ bị ngưng hoạt động, người dùng đã chuyển sang Hangouts Chat và Hangouts Meet, hai sản phẩm tập trung vào doanh nghiệp mà công ty ra mắt vào tháng 3-2017.

Tuy nhiên, cho tới tháng 12-2018, công ty vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể cho quá trình chuyển đổi này.

Allo (Google)

Nhà Google đã thể hiện một chiến lược khá khó hiểu về các ứng dụng nhắn tin trong vài năm qua, với một số hiện thân khác nhau cho các trường hợp sử dụng tương tự.

Trở lại năm 2016, công ty đã ra mắt Allo, một ứng dụng nhắn tin với một loạt các tích hợp và tính năng thông minh. Đầu tháng 12-2018, Google đã tiết lộ rằng họ sẽ đóng cửa Allo vào tháng 3-2019, vì công ty chuẩn bị đầu tư nhiều tài nguyên hơn vào RCS và Android Messages.

Inbox by Gmail (Google)

Vào tháng 4-2018, Google đã công bố một bản nâng cấp lớn cho dịch vụ email toàn cầu Gmail. Vào thời điểm đó, Paul Sawers cho biết anh đã quan sát thấy rằng có một sự tương đương tính năng ngày càng tăng giữa Gmail và ứng dụng anh chị em của nó là Inbox, được ra mắt 4 năm trước. Và anh nhận định tương lai của Inbox cũng không mấy khả quan, vì chính Gmail đã nhận được nhiều tính năng của nó.

Jacob Bank, nhà quản lý sản phẩm Gmail, vào thời điểm đó đã nói: Inbox sẽ tiếp tục đóng vai trò là nơi thử nghiệm các loại tính năng mới mà cuối cùng sẽ có trong Gmail.

5 tháng sau, Google tuyên bố sẽ loại bỏ Inbox vào tháng 3-2019.

YouTube Gaming (Google)

Google vận hành một số ứng dụng YouTube riêng lẻ, bao gồm YouTube Gaming, được ra mắt vào năm 2015 như một điểm đến để xem những người khác chơi game – hoặc để phát gameplay của chính bạn.

Vào tháng 9-2018, Google tiết lộ họ đã khai tử YouTube Gaming, mặc dù ứng dụng độc lập này vẫn có thể truy cập được cho đến năm 2019.

Goo.gl URL Shortener (Google)

Google đã ra mắt công cụ rút ngắn địa chỉ trang web URL Goo.gl Shortener của mình hồi năm 2010 và vào tháng 3-2018, công ty cho biết họ đang tiến hành đóng cửa dịch vụ này. Khách hàng hiện tại vẫn có thể sử dụng trình rút ngắn URL của Google cho đến tháng 3-2019.

Moves (Facebook)

Vào tháng 7-2018, Facebook tiết lộ họ sẽ đóng cửa một bộ ba ứng dụng. Một trong số đó là ứng dụng theo dõi hoạt động Moves, một dịch vụ mà Facebook mua cùng với một công ty khởi nghiệp Phần Lan hồi năm 2014. Moves ngừng hoạt động vào ngày 31-7-2018.

Tbh (Facebook)

Facebook mua lại mạng xã hội dành cho tuổi teen Tbh vào tháng 10-2017 với giá 100 triệu USD. Chưa đầy một năm sau, Tbh bị khai tử.

Hello (Facebook)

Vào năm 2015, Facebook đã ra mắt Hello, một ứng dụng Caller ID cho Android cho phép bạn biết tất cả thông tin về các số điện thoại đang gọi cho mình và có thể chặn (block) những số điện thoại nào đó, cũng như không cho phép những cuộc gọi từ những số điện thoại cá nhân. Ứng dụng này chỉ được cung cấp ở Hoa Kỳ, Brazil và Nigeria. Và vào tháng 7-2018, Hello đã bị Facebook cho nghỉ việc.

Schaft (Google)

Vào tháng 6-2017, có những tin tức cho biết người khổng lồ công nghệ Nhật Bản SoftBank đã đồng ý mua các doanh nghiệp robot Boston Dynamics và Schaft của Alphabet (công ty mẹ của Google). Thỏa thuận Boston Dynamics đã đi trước, nhưng SoftBank cuối cùng đã từ bỏ thỏa thuận Schaft. Vào tháng 11-2018, Alphabet cho biết họ đang đóng cửa Schaft, đội robot của Nhật Bản mà Google mua hồi năm 2013.

Theranos

Theranos trở nên nổi tiếng nhờ công nghệ xét nghiệm máu công nghệ cao mà chỉ yêu cầu các mẫu máu rất nhỏ. Nhưng hóa ra tất cả có thể không phải là như họ nói.

Bức màn đã khép lại với công ty khởi nghiệp công nghệ y tế gọi được vốn lớn thành lập hồi năm 2003 này từ vài năm nay. Nhưng người sáng lập Elizabeth Holmes vẫn tỉnh bơ như không có gì. Và gần đây người đàn bà tỷ phú sinh năm 1984 này bị buộc tội gian lận hình sự. Hồi tháng 9-2018, Theranos công bố họ đang giải thể.

PHẠM ANH PHÚ

+ Nguồn: Venture Beat và Internet. Thanks.

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới