Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Giải pháp Wi-Fi Mesh COVR của D-Link

Giải pháp Wi-Fi Mesh COVR của D-Link
October 31
20:13 2018

 

Có vẻ như kết nối Wi-Fi đang bước vào thời kỳ của công nghệ Wi-Fi Mesh (hay gọi là Wi-Fi lưới). Trở ngại lớn nhất của Mesh là giá thiết bị quá đắt giờ đây đang được khắc phục khi ngày càng nhiều hãng thiết bị mạng đưa ra thị trường thêm nhiều thiết bị hỗ trợ Mesh và giá đang giảm dần xuống. Nó làm người ta liên tưởng tới chuyện về công nghệ ổ cứng thể rắn SSD cũng đang trong tình trạng tương tự.

Bình thường, để mở rộng sóng Wi-Fi trong nhà nhiều tầng, nhiều phòng, người ta có thể dùng phương pháp truyền thống là kết hợp thêm vào mạng Wi-Fi trong nhà những thiết bị mở rộng sóng hay còn gọi là kích sóng (extender, repeater,…). Các thiết bị này thường có giá rẻ hơn router. Chức năng của chúng là thu tín hiệu Wi-Fi từ nguồn phát (router, modem,…) rồi phát lại ở khu vực mà chúng phủ sóng. Tuy nhiên, giải pháp này có nhiều nhược điểm về kỹ thuật và cách sử dụng, ngoại trừ ưu thế về giá đầu tư.

Trong khi đó, công nghệ Wi-Fi Mesh thật sự tạo ra một hệ thống Wi-Fi mở rộng, cho người dùng trải nghiệm kết nối không dây liền lạc như chỉ có một mạng duy nhất trong cả vùng phủ sóng của Mesh. Việc triển khai hệ thống Mesh cũng rất đơn giản và tiện dụng, chủ yếu được quản lý và điều khiển bằng các ứng dụng trên thiết bị di động và dựa trên điện toán đám mây. Thay vì thu sóng từ nguồn chính (router, modem,…) như các thiết bị mở rộng sóng truyền thống, các cục Mesh tự tiếp sóng lẫn nhau tạo thành một lưới Wi-Fi. Chẳng hạn, sau khi gắn đơn vị Mesh đầu tiên, nếu cần mở rộng, bạn chỉ cần gắn thêm đơn vị thứ 2 và nó sẽ tự động bắt tay, tiếp nhận sóng từ đơn vị thứ nhất. Cứ vậy, bạn có thể triển khai nhiều đơn vị Mesh vào hệ thống theo kỹ thuật daisy-chaining. Điều tiện dụng là khi có một đơn vị Mesh bị sự cố hay chập chờn, các đơn vị khác sẽ tự động tìm đơn vị Mesh khác tối ưu hơn để kết nối.

Mỗi hệ thống Wi-Fi Mesh gồm 1 hay 2 hoặc 3 đơn vị giống nhau nhưng riêng biệt cho phép bạn có thể dùng 1 hay 2 hoặc 3 đơn vị, thậm chí có thể mở rộng ra thêm nhiều đơn vị nữa. Miễn là cùng thương hiệu chứ không gò bó cùng một model là có thể kết nối với nhau.

Ưu điểm vượt trội của Wi-Fi Mesh là toàn bộ hệ thống không dây chỉ dùng một kết nối (wireless network name – SSID) duy nhất, giúp thiết bị không phải chuyển qua các điểm phát khác mỗi khi di chuyển đi khỏi vùng phát sóng gốc.

Tham gia trào lưu Wi-Fi Mesh, hãng D-Link của Taiwan với 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị và giải pháp mạng, cũng đã cho ra đời thương hiệu sản phẩm Mesh là COVR. Hiện nay đã có một loạt sản phẩm như COVR-C1203, COVR-2202, COVR-3902, COVR-P2502,…

D-Link gọi giải pháp COVR của mình là giải pháp Mesh cho mọi người. Điểm cộng của các thiết bị D-Link Mesh là chúng đều hỗ trợ chuẩn Wi-Fi cao tốc AC, với tốc độ từ AC1200 (COVR-C1203) lên tới AC3900 (COVR-3902), và được trang bị phiên bản release mới 802.11ac Wave 2 hỗ trợ MU-MIMO có thể đạt tốc độ từ 2,34Gbps tới 3,47Gbps (so với 1,3Gbps của 802.11ac Wave 1). Tốc độ này đủ nhanh để hỗ trợ đa thiết bị cùng kết nối mạng một lúc với tốc độ cao để thực hiện các tác vụ nặng như HD Streaming, video chat,….

Tất nhiên độ phủ sóng của hệ thống Wi-Fi Mesh rộng hơn hẳn các thiết bị mở rộng sóng. Chẳng hạn, với hệ thống có cấu hình thấp nhất của COVR là COVR-C1203 gồm 3 đơn vị rời có thể kết thành vùng phủ sóng Wi-Fi liền lạc rộng tới 5.000 sqft (khoảng 464 mét vuông). Còn cấu hình cao COVR-3902 gồm 1 router AC2600 (COVR-2600R) và 1 đơn vị extender (COVR-2600R) có thể phủ sóng tới 6.000 sqft (khoảng 550 mét vuông).

Các hệ thống COVR của D-Link cũng đa dạng. Nó gồm bộ 3 đơn vị (COVR-C1203), hay 2 đơn vị (COVR-2202), hoặc 1 đơn vị (COVR-P2502), hay 1 router và 1 extender (COVR-3902). Ngoài các loại kết nối qua sóng Wi-Fi bình thường, có cả dòng kết nối qua đường dây điện nhà Powerline (COVR-P2502).

Xin mời xem video:

MEDIAONLINE



 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới