Dạo tháng 6-2011, tại triển lãm máy tính lớn nhất châu Á COMPUTEX Taipei 2011 ở Đài Loan và triển lãm di động lớn nhất châu Á CommunicAsia 2011 ở Singapore, số gian hàng và nội dung giới thiệu có liên quan tới điện toán đám mây (cloud computing) nhiều hơn bao giờ hết.
Mới đây nhất, hồi thượng tuần tháng 7-2011, hãng Intel đã giới thiệu Cloud-in-a-Box, được gọi là trung tâm dữ liệu đám mây (cloud data center) nhỏ nhất thế giới. Đây là một cặp server 1U với 8 cổng LAN, trang bị các CPU Intel Xeon 5600 Series và E7 Family, tích hợp các công nghệ và phần mềm của Intel.

" />
Thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2024
Thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2024

Tech MediaOnline

Thời của điện toán đám mây và khách hàng doanh nghiệp

August 20
00:00 2011

Theo dự báo, vào năm 2020 sẽ có 2,6 tỷ người sử dụng hơn 25 tỷ thiết bị sẽ truy xuất Internet, nhiều gấp đôi nhu cầu ngày nay. Cùng thời gian đó, lưu lượng Internet sẽ đạt tới mức zettabyte (một triệu triệu tỷ byte).
Nhân loại đang tiến tới kỷ nguyên kết nối, giao dịch, làm ăn, học hành, vui chơi trên môi trường mạng Internet.
Một trong những xu hướng mạnh mẽ nhất của môi trường đám mây đó là việc ngày càng có thêm nhiều công ty công nghệ chuyển sang phục vụ khách hàng doanh nghiệp bằng các công nghệ, tiện ích trên Internet.
Theo Liau Yun Qing (ZDNet Asia 17-6-2011), có nhiều thách thức khi các công ty công nghệ có đối tượng là người tiêu dùng chuyển hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực mới này. Thách thức chủ yếu là đối tượng doanh nghiệp luôn khó chịu, kén cá chọn canh hơn người tiêu dùng đơn lẻ khi mua hàng hóa. Nhưng các tay chơi trên thị trường mới này quả quyết rằng các thành quả sẽ rất đáng để chịu thách thức.
Các công ty Internet như Google và Skype vốn ngay từ khi khởi đầu đã xác định đối tượng của mình là người tiêu dùng trên môi trường Internet. Họ đã chuyển sang thị trường doanh nghiệp với việc tung ra các dịch vụ Google Apps vào năm 2007 và Skype for Business vào năm 2004. Ngày nay, cả hai công ty này đã vấp phải những đối thủ cạnh tranh nặng ký như khi Microsoft đưa ra những ứng dụng họ cung cấp trên Internet mà mục tiêu chính là những người dùng Google Apps và vừa qua “đại gia” phần mềm này đã bỏ ra 8,5 tỷ USD để thâu tóm Skype.
Việc chuyển tiêu điểm vào thị trường doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều lợi ích. Hãng Dell đã tiết lộ như vậy. Trong báo cáo tài chính công bố hồi tháng 5-2011, nhà sản xuất phần cứng này đã cho thấy lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp của mình tăng lên trong khi doanh thu ở lĩnh vực người tiêu dùng bị sụt giảm. Hướng tới cuối năm 2010, tức 6 tháng trước khi công bố báo cáo tài chính cả năm của mình, Dell đã quyết định thu hẹp phân khúc người tiêu dùng của mình, và Tổng giám đốc Dell đã tuyên bố rằng phân khúc doanh nghiệp là “trái tim của chiến lược Dell”.

 


Willis Sim, Phó Giám đốc tiếp thị cho mảng doanh nghiệp của nhà mạng M1, chia sẻ rằng việc chọn mục tiêu là các khách hàng doanh nghiệp đã đem lại doanh thu bình quân mỗi người dùng (ARPU) cao hơn, cũng như nhiều cơ hội để khuyến khích khách hàng mua các dịch vụ như Wi-Fi được quản lý, bảo mật được quản lý và MPLS (Multi-Protocol Label Switching) được quản lý. Cơ hội này sẽ tăng cường lòng trung thành của khách hàng, cho phép công ty trở thành một nhà cung cấp tốt hơn.
Nhà cung cấp dịch vụ di động Singapore này mua Qala vào năm 2009 để khai thác mảng doanh nghiệp và mở rộng thêm các dịch vụ của mình. Trong khi M1 không tiết lộ tỷ lệ doanh thu giữa mảng người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp, Sim nói rằng phân khúc doanh nghiệp của nhà mạng này hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của hãng.
Cũng theo Sim, khách hàng doanh nghiệp của M1 rất đa dạng, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tới các công ty đa quốc gia (MNC) và các cơ quan chính phủ, và họ có những nhu cầu cũng rất đa dạng. M1 đã phải hình thành những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể. Hãng cũng phải làm việc với các đối tác của mình để xây dựng một giải pháp hoàn thiện cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp đó.
So với người tiêu dùng, các khách hàng doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng bảo hành dịch vụ cao hơn, bao trùm thời gian hiệu lực của dịch vụ, có tính sẵn sàng và những ràng buộc thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) khác.
David McCloskey, Giám đốc Tiếp thị sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Intel, cũng đồng tình như thế. Ông nói rằng các thỏa thuận SLA cho doanh nghiệp về cơ bản cần chặt chẽ hơn để bảo đảm doanh nghiệp của họ hoạt động một cách mượt mà và các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ giúp nó ra thị trường suôn sẻ hơn.
Trong một trả lời phỏng vấn, Doug Farber, giám đốc điều hành mảng doanh nghiệp của Google châu Á – Thái Bình Dương, nói rằng cần phải có một mức độ hỗ trợ khách hàng cao hơn để phục vụ cho các doanh nghiệp lớn. Về khía cạnh này, Google đã đầu tư “nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một chương trình hỗ trợ đẳng cấp doanh nghiệp”, bao gồm việc hỗ trợ qua điện thoại 24/7, các đội triển khai và việc hỗ trợ tại chỗ.
Farber nhấn mạnh rằng việc người tiêu dùng hóa IT doanh nghiệp đã dẫn Google vượt qua không gian người tiêu dùng để tiến vào mảng doanh nghiệp. “Các nhân viên đang ngày càng mong muốn có được khả năng tương tự như các ứng dụng làm việc của họ ở sở làm khi họ làm việc tại nhà. Đó là tại sao chúng tôi đã bắt đầu điều chỉnh lại các công cụ của mình mà nguyên gốc đã được thiết kế cho những người tiêu dùng để đưa chúng vào thế giới doanh nghiệp.” Với những người dùng đã quen với các sản phẩm Google như Gmail và Android, các thách thức trong việc phục vụ các khách hàng doanh nghiệp “không lớn như người ta có lẽ chờ đợi”.
Tuy nhiên, đối với Intel, ngay từ đầu, công ty đã phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp khi các máy tính desktop và laptop được thiết kế theo nhu cầu từ phân khúc doanh nghiệp. Chỉ từ cuối thập niên 1990 tới thập niên 2000, thị trường người tiêu dùng, dẫn đầu bởi các máy tính di động, mới thật sự bắt đầu “bùng nổ”. Theo McCloskey, hiện nay việc bán các máy tính cho người tiêu dùng đang vượt qua các máy tính cho doanh nghiệp nhờ sự gia tăng nhu cầu về các thiết bị di động cũng như có giá phải chăng. McCloskey nói rằng việc duy trì “sự tập trung cân bằng” ở cả hai phân khúc doanh nghiệp và người tiêu dùng là vấn đề quan trọng đối với Intel. “Sự thật là với mỗi 600 smartphone hay 122 máy tính bảng mới được đưa vào hoạt động, chúng ta cần một trung tâm dữ liệu để hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho chúng.”
Hồi tháng 4-2011, Tổng giám đốc Paul Otellini của Intel nói rằng công ty rất quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh trung tâm dữ liệu và mong mỏi phân khúc này sẽ là một mảng tăng trưởng chính cho những năm sắp tới.

P.V.B.Đ
(Tham khảo tư liệu do Intel Việt Nam cung cấp)
Based on the data from Intel Vietnam

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới