Khi dòng vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 2 của Intel được chính thức công bố tại Triển lãm CES 2011 ngày 5-1-2011 ở Las Vegas (Mỹ), cái tên mã của nó là Sandy Bridge đã chính thức về hưu.
Ngay từ đầu thập niên 1990, Intel đã bắt đầu truyền thống sử dụng các địa danh không mang tính thương hiệu (trademark) ở Mỹ và Canada làm tên mã (codename) cho các sản phẩm thế hệ kế tiếp đang được phát triển của mình.

" />
Thứ Sáu ngày 04 tháng 10 năm 2024

Tech MediaOnline

Intel kết nối: Vì sao nền tảng xử lý Intel core thế hệ thứ 2 lại có tên mã Sandy Bridge?

April 20
00:00 2011

 

Sandy Bridge nghe giống như một địa danh được tìm thấy trên bản đồ mà chưa ai dùng làm thương hiệu và vì thế thỏa mãn các luật sư về thương hiệu và nhãn hiệu của Intel, những người cuối cùng xác định rằng không có rắc rối gì với cái tên như thế. Cho dù chia sẻ tên với một cây cầu ở Singapore và một thị trấn lịch sử ở Tây Tennessee, cái tên mã Sandy Bridge lại không phải có xuất xứ từ tên của một nơi chốn thực sự nào. Thay vào đó, nó là kết quả của một sự thay đổi đột ngột và một đề xuất từ ban quản lý cấp cao hơn sau một cuộc họp với các nhà phân tích.
Hồi ban đầu, dự án nền tảng vi xử lý này được gọi là “Gesher”, theo tiếng Do Thái có nghĩa là “cây cầu”. Nhà quản lý dự án Shlomit Weiss của Trung tâm Phát triển Israel của Intel tại thành phố Haifa, nơi kiến trúc của con chip mới được thiết kế, kể rằng: “Trong một cuộc họp với các nhà phân tích, Sean Maloney đã được hỏi rằng: Ngài nghĩ sao về một dự án được đặt tên là Gesher? Ngài có muốn nó không thành công giống như đảng chính trị cũ Gesher ở Israel không?”
Chẳng bao lâu sau cuộc họp đó, Maloney, Phó Tổng giám đốc Intel, Tổng giám đốc Nhóm Kiến trúc Intel, đã yêu cầu ban pháp lý thay đổi tên dự án, không muốn dính dáng gì tới một đảng chính trị bị thất bại mà cuối cùng phải giải thể. Và thế là, thật chóng vánh, cái tên mã Sandy Bridge đã ra đời.
“Bridge” là một thành phần của tên mã đó trông có cảm giác như được dịch từ chữ Gesher trong tiếng Do Thái sang tiếng Anh, nhưng “Sandy” có xuất xứ từ đâu? Phải chăng là vỉ silicon – vật liệu làm chip – có nguồn gốc từ cát biển? Như vậy thì không theo truyền thống đặt tên mã của Intel rồi.
Nathan Smith, một nhà hoạch định chiến lược CPU ở Hillsboro (bang Oregon, Mỹ), cho biết: “Cái lý do chọn chữ “Bridge” mà tôi nghe được là vì nó thể hiện cho việc chúng ta đang bắc cầu vượt qua cái hố sâu để tới cái điều to lớn kế tiếp.” Do công việc của mình, Smith và Russ Hampsten là những tay chơi thường xuyên của trò chơi đặt tên sản phẩm này. Hampsten tâm sự: “Đây là cái công việc vô vị nhất mà bạn từng làm. Bạn sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Người ta vẫn luôn luôn bàn tán về cái tên đó”.


Ngay cả như với trường hợp “Haswell”. Con đường tới việc đặt tên cho vi kiến trúc vi xử lý mới 22nm tiếp sau Sandy Bridge là một chuyến đi bộ băng rừng vất vả đối với Smith và Hampsten. Smith cho biết: Russ đã dành trọn tim óc cho Haswell suốt nhiều năm qua. Có hơn 100 cái tên đã được đưa ra cho dự án này trước khi bộ phận Thương hiệu và Nhãn hiệu (T&B) phê chuẩn nó.
Hampsten nói: “Khi đưa ra những tên mã, tôi muốn chúng dễ phát âm và đánh vần. Vì thế, khi thấy người ta có ý chọn Molalla, một thành phố ở bang Oregon, tôi đã bắt đầu tìm kiếm một cái tên tốt hơn.” Sếp Smith của anh đồng ý: “Khi bạn chọn ra một cái tên, bạn sẽ nghĩ: liệu cả đội có thể chấp nhận được việc phải đọc nó 100 lần một ngày suốt nhiều năm tới không?”
Tuyên bố đội mình là “khu vực phi Molalla”, Hampsten đã tìm kiếm các cái tên bằng mã bưu chính, bắt đầu với các bang ở miền Tây nước Mỹ. Cuối cùng, anh đã đệ trình lên các “ông thần danh pháp” (nomenclature god) của Intel một danh sách các cái tên và Haswell đã được chọn thay cho cái tên Molalla khó phát âm hơn. Haswell là một thị trấn có chưa tới 100 dân ở miền đông bang Colorado được mệnh danh là nhà tù nhỏ nhất nước Mỹ. Nó thỏa mãn các điều kiện cơ bản mà T&B đưa ra: địa danh đang tồn tại, có trên bản đồ nhưng chưa được ai khác sử dụng làm thương hiệu. Smith cười: ‘Vào lúc đó, dự án này làm cho số người sẽ tới làm việc tại Haswell còn đông hơn số dân đang sống ở đó”.
Trước khi bộ phận T&B đảm trách việc đặt tên cho sản phẩm của Intel hồi đầu thập niên 1990, các kỹ sư ở Intel đã đặt tên cho các dự án tùy hứng. Một nhóm làm việc ở các dự án có tên là “Bart” và “Lisa” vì họ mê chương trình truyền hình “The Simpsons”. Một nhóm khác thì làm cho dự án motherboard “Dead Rock Star”. Dấu chấm hết cho sự tùy hứng này là với motherboard Intel Advanced/ZP được đặt tên mã là “The Zappa”. Khi nghe phong thanh giới báo chí viết về triển lãm máy tính Comdex nổi danh thời đó dùng cái tên “Intel Zappa” cho dòng motherboard này, một điền trang tên Frank Zappa đã phản ứng và bộ phận pháp lý của Intel đã phải vào cuộc. Để tránh các phiền phức pháp lý không đáng có, Intel phải chọn những tên mã sản phẩm “không đụng hàng”.

P.V.B.Đ.
(Theo Intel Free Press)

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới