Cho tới nay, ngoại trừ Samsung (vốn có sản xuất cả chip nhớ), các hãng sản xuất ổ đĩa cứng truyền thống HDD (ổ đĩa cơ) như: Western Digital, Seagate, Hitachi,… vẫn chỉ phát triển loại thiết bị lưu trữ này với dung lượng ngày càng lớn (vào thời điểm này lên tới 3TB). Trong khi đó, hầu như các hãng sản xuất bộ nhớ, ổ USB Flash drive nổi tiếng đều đã tung ra thị trường các model ổ cứng dạng đặc SSD dựa trên công nghệ lưu trữ dạng Flash.

" />
Thứ Bảy ngày 20 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Tò mò không chịu nổi: Giải phẫu một ổ cứng SSD USB 3.0

January 05
00:00 2011

Ngày 22-11-2010, hãng Kingston đã đưa ra ổ SSD gắn ngoài với giao tiếp siêu tốc SuperSpeed USB 3.0 đầu tiên của mình, tên là ổ HyperX MAX 3.0. Xin lưu ý, về lý thuyết cổng USB 3.0 có tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 5Gbps (tức cao gấp 10 lần tốc độ 480Mbps của USB 2.0). Cụ thể với ổ HyperX MAX 3.0 khi gắn vào cổng USB 3.0 của máy tính, tốc độ tối đa có thể đạt được là 195MB/s (đọc) và 160MB/s (ghi), tức nhanh gấp ít nhất là 5 lần so với cổng USB 2.0, vốn bị giới hạn ở tốc độ khoảng 30MB/s.


Ổ SSD Kingston HyperX MAX 3.0 có vỏ bằng kim loại sơn màu ánh kim. Do không có thành phần cơ học, ổ SSD này gọn nhẹ, kích thước 73,49 x 118,60 x 12,00 mm và nặng chỉ 118g. Rất đơn giản, trên một đầu hộp vỏ chỉ có cổng USB 3.0 và một đèn LED báo hiệu tình trạng kết nối của ổ SSD này (màu xanh dương khi gắn vào cổng USB 3.0 và xanh lá cây khi gắn vào cổng USB 2.0).

 


Khi mở hộp kim loại chứa, người ta sẽ thấy bên trong chỉ có 2 board mạch điện tử PCB với những con chíp.


Mặt lưng của 2 PCB.
Bạn thấy rõ là SSD Kingston HyperX MAX 3.0 gồm có 2 PCB nối với nhau. Thực chất đó là 1 PCB của một SSDNow V+100 SSD bình thường có giao diện SATA đi cặp với một PCB cầu nối từ giao diện SATA gắn trong sang USB gắn ngoài.


Trên PCB cầu nối có chip điều khiển cầu nối (bridge controller) GL3310 USB 3.0 SATA của hãng Genesys Logic (ở phần bên trái trên ảnh của PCB) làm nhiệm vụ chuyển từ giao diện SATA 3Gbps sang USB 3.0.

Thành phần chính của SSD Kingston HyperX MAX 3.0 là PCB gồm 1 chip điều khiển Toshiba T6UG1XBG hỗ trợ tính năng TRIM của Windows 7, 1 chip nhớ Micron DRAM 128MB dùng làm bộ nhớ cache và các con chip nhớ Toshiba MLC NAND Flash để lưu trữ dữ liệu. Với dung lượng 128GB, ở đây có 8 chip NAND Flash loại 16GB. Các chip Toshiba đều được sản xuất ở Nhật Bản. Bạn thấy rõ là ở cuối PCB có các đầu kết nối SATA.

Do thành phần chỉ gồm PCB và các chip, các ổ SSD không chỉ gọn nhẹ mà chạy êm và mát. Chúng cũng có độ bền cao hơn loại ổ đĩa cứng cơ HDD. Mức tiêu thụ điện thấp, chỉ 4,5W. Trong giải pháp SSD di động gắn ngoài, chỉ có hai giao tiếp eSATA và USB 3.0 mới đáp ứng được tốc độ thật của giao diện SATA 3Gbps. Xin lưu ý là giao tiếp USB 2.0 chỉ có tốc độ Max 480Mbps.

Dr. DIGI
(Có tham khảo Hexus và Anandtech)

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới