Smartphone là điện thoại thông minh. Nhiều người sử dụng điện thoại ở Việt Nam biết rõ khái niệm này. Dù là “sờ-mạt” (tạm phiên âm như vậy từ Smart – thông minh), nhưng dòng điện thoại này cũng tồn tại nhiều nhược điểm “đáng ghét”. Chính những nhược điểm này đã làm hạn chế số người sử dụng.

" />
Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

9 nhược điểm của "sờ mạt"

November 20
00:00 2010

1. Nhược điểm đầu tiên mà nhiều người “càm ràm” là những chiếc điện thoại thông minh có kích thước quá cỡ và nặng. Chính nhược điểm này đã làm giới nữ ngại dùng dòng điện thoại này. “Nếu để trong túi xách, ai mà gọi thì gọi cháy máy không có người nghe. Còn bỏ trong túi, thì… kỳ quá chừng. Tất nhiên, giới nữ chúng tôi không thể đeo bên hông như đàn ông được”, Thu Vân, một nhà thiết kế trẻ ghiền “sờ-mạt”, nhưng không thể dùng vì nhược điểm trên của dòng điện thoại này.

2. Công nghệ màn hình cảm ứng từng một thời làm ngất ngây người dùng vì cách sử dụng “ngồ ngộ” so với cách sử dụng bằng phím bấm, nhưng một số mẫu “sờ-mạt” thiếu bàn phím thực gây không ít trở ngại cho những ai muốn khám phá tính thông minh của dòng điện thoại này. Nhiều người có bàn tay to, thô ráp sẽ “cực kỳ khó khăn” khi dùng màn hình cảm ứng với thiết kế bàn phím ảo nhỏ xíu.

3. Khi xem phim, màn hình càng lớn xem càng đã con mắt, nhưng kích thước màn hình lớn sẽ làm dòng điện thoại này dễ bị nứt màn hình khi bỏ trong túi quần hoặc bị những vật khác tác động khi bỏ trong túi xách. Màn hình LCD càng lớn, bề mặt chịu lực tương đối lớn, trong khi sức chịu đựng của màn hình cảm ứng lại quá kém so với những loại màn hình của dòng điện thoại phổ thông.

4. Do sử dụng hệ điều hành nên “sờ-mạt” là môi trường “cực kỳ tốt” để virus và nhiều loại mã độc khai thác lỗ hổng nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, danh bạ, những tài liệu riêng tư thuộc vào hàng “tối mật”… mà người dùng thường tin cậy giao cho chiếc điện thoại “sờ-mạt” nhớ giùm.

5. Những chiếc “sờ-mạt” khởi động quá chậm do phải tải hệ điều hành và nhiều ứng dụng, game được cài đặt trên đó nên khi cần sử dụng để thoại, nhắn tin trong những trường hợp khẩn cấp sẽ làm người sử dụng bực mình. Việc truy cập vào danh bạ, tin nhắn, các phần mềm ứng dụng,… cũng tốn nhiều thời gian do máy phải load và xử lý nhiều file hệ thống trước khi mở được những ứng dụng mà người sử dụng máy cần. Thông thường, thời gian mở những ứng dụng trên “sờ-mạt” gấp 3-5 lần so với những ứng dụng trên những chiếc điện thoại phổ thông.

6. Hiện nay, vấn đề bản quyền cho những ứng dụng trên dòng điện thoại thông minh cũng là một trở ngại cho những ai muốn dùng “sờ-mạt” nếu mua bản quyền, tốn không ít tiền. Còn dùng những ứng dụng bẻ khóa lậu sẽ làm máy chậm hoặc cho cài đặt, nhưng không thể sử dụng. Vấn đề không tương thích phần mềm hay diễn ra ở dòng điện thoại này. Có nhiều chương trình chỉ được sử dụng bản thử (bản demo) nên khi hết hạn, phần mềm tự động không chạy được nữa. Một ít phần mềm gây ra lỗi xung đột hệ thống làm treo cứng máy khi khởi động lại, báo lỗi thiếu bộ nhớ,…

7. “Sờ-mạt” cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của máy. Vì màn hình có kích thước lớn, chạy hệ điều hành và các chương trình ứng dụng thường trú… nên tốn pin và thường gây nóng máy khi làm việc liên tục. Hiện nay, những dòng điện thoại thông minh có thời gian dùng pin lâu nhất là 2 ngày. Vì phải sạc liên tục nên pin mau “chai”, tác động đến mainboard, bộ xử lý,… tốn tiền để thay những linh kiện đó mà giá của những linh kiện này ở mức tiền triệu. Có nhiều trường hợp, vì không có linh kiện thay thế mà máy phải để dành làm vật kỷ niệm!
Không phải cửa hàng sửa chữa nào cũng khắc phục được lỗi trên dòng điện thoại thông minh mà cần phải đến những cửa hàng chuyên sửa chữa dòng điện thoại này với nhân viên kỹ thuật có tay nghề cũng như sẵn sàng linh kiện để thay thế. Tất nhiên, chi phí sửa chữa dòng “sờ-mạt” không phải rẻ. Chỉ cần những lỗi cơ bản phải tốn tiền trăm ngàn.

8. Hệ thống menu điều khiển của “sờ-mạt” ngày càng được tích hợp nhiều chức năng nên sẽ gây “rối” cho những ai đang dùng những dòng điện thoại thông thường muốn chuyển sang dùng dòng “sờ-mạt”.

9. Thường thì các dòng “sờ-mạt” không đồng bộ tương thích hoàn toàn dữ liệu từ máy tính (để bàn và xách tay) và ngược lại do khác môi trường hệ điều hành, kích thước, độ phân giải màn hình,…

Nếu những ai vốn không cẩn thận, không nên dùng dòng điện thoại thông minh vì dòng điện thoại này khá “mong manh, yếu đuối”, không thể so bì tính “nồi đồng cối đá” như các dòng điện thoại phổ thông.
Dù các nhà sản xuất có những cố gắng để hạ giá thành sản phẩm, nhưng so với thu nhập cũng như so với dòng điện thoại phổ thông, giá thành của điện thoại thông minh còn cao so với những giá trị sử dụng thực tế của người tiêu dùng.

Hoàng My – Lêla Mobile

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới