Tạp chí Business Week của Mỹ nhận xét: Intel đang kỳ vọng vào các con chip vi xử lý Atom nhúng sẽ giúp mình phá vỡ sự phụ thuộc vào thị trường PC đang tăng trưởng chậm chạp.

Thật sự là như vậy. Và Intel đã chuẩn bị rất nghiêm túc cho một kỷ nguyên mới với các con chip Intel có mặt trong vô số các loại thiết bị phi PC, thí dụ như cây xăng, xe hơi, nhạc cụ,…

" />
Thứ Bảy ngày 12 tháng 10 năm 2024

Tech MediaOnline

Intel "inside" trong mọi thứ

October 20
00:00 2010

Các con chip có chức năng như bộ não của các thiết bị điện tử (ngoài máy tính hay smartphone) chính là các vi xử lý nhúng (embedded processor), mà theo Tổng Giám đốc Intel, ông Paul Otellini, có doanh số thị trường lên tới 10 tỷ USD. Tất nhiên, con số này vẫn còn nhỏ so với thị trường CPU cho máy tính trị giá tới 34,5 tỷ USD. Theo một nhà phân tích của Công ty Bloomberg, năm nay Intel dự kiến đạt doanh số 43 tỷ USD. Intel cho biết, trong số đó, chỉ có khoảng 1 tỷ USD là từ các sản phẩm nhúng. Nhưng việc bán chip Atom đang tăng trưởng rất nhanh.
Mặc dù thực tế là các con chip Atom không mạnh như các vi xử lý dành cho PC, nhưng chúng có thế mạnh là rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn, giúp chúng có tính kinh tế cao cho việc chạy tất cả các loại thiết bị. Chẳng hạn, hãng Nautilus trang bị chip Atom vào những chiếc máy tập chạy bộ để chiếu các đoạn video tải từ Internet lên những màn hình trên máy, cũng như để upload các thông số về thời gian và khoảng cách của các phiên tập. Hãng LG Electronics dùng chip Atom trong các bảng quảng cáo có tính năng thông minh là nhận diện khách bộ hành ở độ tuổi nào, giới tính nào và những đặc điểm khác để có thể thay đổi mẫu quảng cáo cho phù hợp. Vì các chip Atom tiêu thụ ít điện và không đòi hỏi những cục pin to đùng để chạy, chúng đang có mặt ở những nơi chưa từng ai nghĩ là có một thiết bị điện tử nào có thể hoạt động. Ở Ấn Độ, có những ngân hàng đã sử dụng những thiết bị đầu cuối cầm tay chạy chip Atom để phục vụ ở những khu vực xa xôi không có lưới điện. Mỗi tháng một lần, nhân viên ngân hàng lại cầm theo những thiết bị đó tới một ngôi làng hẻo lánh để cho những người dân làng có thể vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
Alex Gauna, một nhà phân tích thuộc Công ty JMP Securities ở San Francisco (Mỹ), nhận xét rằng thị trường chip nhúng trước đây chỉ một mình hãng ARM làm mưa làm gió, nay có thêm Intel, và vẫn đủ chỗ cho cả hai tung hoành. Ông này nói rằng: “Đây là một cơn sóng đang nổi lên”.
Quả thực là vậy, trong quý 2-2010, Intel đã nhận được 3.800 yêu cầu từ những khách hàng muốn thiết kế chip Atom chạy những thiết bị của họ. Có khoảng 1.200 đề xuất trong số này đang trở thành những sản phẩm chạy Atom. Intel đã đưa ra công nghệ gọi là các hệ thống tích hợp trên 1 con chíp (SOC), tích hợp chức năng của nhiều con chip vào trong chỉ một con chip, giúp các nhà sản xuất hàng điện tử có thể đưa các sản phẩm của mình ra thị trường nhanh hơn.
Không chỉ đơn thuần là bán các con chip, Intel còn cung cấp cho khách hàng những công cụ để khai thác các con chip đó. Intel đã thiết kế những phần mềm giúp khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc chế tạo các sản phẩm chạy chip Atom. Năm ngoái, Intel đã chi 884 triệu USD để mua hãng Wind River Systems chuyên thiết kế các hệ điều hành cho xe ôtô, điện thoại di động và nhiều loại máy công nghiệp. Nhờ có Wind River tùy biến các hệ điều hành chạy trên các thiết bị dùng chip Intel, các hãng chỉ đơn giản là gắn chip Atom vào các sản phẩm của mình.
Ngay cả người sử dụng các thiết bị chạy chip Atom cũng được Intel quan tâm tới. Mới đây, hồi giữa tháng 8-2010, Intel đã mua hãng phần mềm anti-virus McAfee với giá tới 7,68 tỷ USD. Việc bảo vệ người dùng máy tính trước những hiểm họa từ việc kết nối Internet sẽ hữu hiệu hơn nếu công cụ phần mềm, an toàn và bảo mật được tích hợp ngay vào các con chip.

P.V.B.Đ
(Tham khảo: Business Week)

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới