Bất kể khi nào bạn có ý định bán lại hoặc cho đi chiếc laptop đang sử dụng, hãy lưu ý thực hiện một số thao tác thiết yếu để bảo vệ dữ liệu cá nhân, sao lưu bản quyền phần mềm, chương trình thương mại,…

" />
Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

4 việc cần làm trước khi bán laptop

October 20
00:00 2010

1. Sao lưu dữ liệu
Đương nhiên, bạn phải sao lưu dữ liệu cá nhân của mình trước khi bán laptop. Tuy nhiên, có nhiều loại dữ liệu có thể bạn không chú ý tới. Đầu tiên là các tập tin cá nhân như ảnh, nhạc, phim,… tất cả những gì nằm trong bộ sưu tập cá nhân của bạn, đừng để quên, nhất là các văn bản hoặc tập tin đã tải xuống nằm ở trong các thư mục bạn ít ghé tới. Dữ liệu trình duyệt cũng là các thông tin nhạy cảm mà bạn nên sao lưu, trong đó quan trọng nhất là hệ thống các trang Web đã được đánh dấu (bookmark), mật khẩu đăng nhập các trang Web, phụ kiện (extension) của trình duyệt và các tùy chọn cá nhân. Với người dùng Firefox, bạn có thể lưu lại tập tin profile của trình duyệt, sau đó, chỉ cần ghi đè tập tin này ở máy mới là có thể dùng lại các thông tin cá nhân trước đây trên trình duyệt máy cũ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng MozBackup (http://mozbackup.jasnapaka.com/) để sao lưu Firefox chuyên nghiệp hơn.
Nếu thường xuyên sử dụng chương trình quản lý e-mail, trước khi chuyển giao quyền sử dụng laptop, bạn nhất thiết phải tiến hành sao lưu e-mail. Các ứng dụng quen thuộc như Thunderbird hay Outlook đều hỗ trợ người dùng tiến hành sao lưu một cách dễ dàng. Dữ liệu chương trình, phần mềm đang dùng cũng là thông tin nhạy cảm bạn nên tiến hành sao lưu, chẳng hạn các công cụ như: lịch, ứng dụng tạo thông tin cá nhân, trình biên tập ảnh, game hoặc danh sách bài hát,… bất cứ thông tin nào cũng có thể sao lưu và chuyển sang máy mới. Thông thường, các thông tin này được lưu ở thư mục Document & Setting, cách đơn giản nhất là sao lưu lại toàn bộ thư mục này.

2. Sao lưu bản quyền phần mềm
Đây là việc làm không thể thiếu khi bạn bán hoặc cho laptop, vì để có được các thông tin đăng ký bản quyền phần mềm, bạn đã phải bỏ ra không ít tiền. Do đó, trước khi gỡ các phần mềm này khỏi máy, bạn hãy tiến hành sao lưu thông tin đăng ký bản quyền.
Trong trường hợp đã lưu trữ trong các thư mục chứa license đăng ký bản quyền, bạn hãy tiến hành sao lưu chúng để sử dụng lâu dài về sau. Sau khi sao lưu xong, đừng quên xóa chúng khỏi máy để bảo vệ dữ liệu của mình.

3. Xóa dữ liệu cá nhân
Nếu bạn dự định bán cả ổ cứng dữ liệu trên máy tính cũ, hãy lưu ý xóa các thông tin cá nhân trên đó. Rơi vào tay người xấu, dữ liệu cá nhân của bạn có thể bị lợi dụng có hại cho bạn!


Để làm được việc này, không đơn giản là bạn xóa bằng tay các tập tin cá nhân, làm sạch thùng rác hoặc thậm chí ngay cả khi format ổ cứng cũng chưa đủ. Để xóa sạch các thông tin cá nhân một cách an toàn, bạn phải tiến hành ghi đè thông tin lên dữ liệu cũ, sử dụng các công cụ chuyên dụng như DBAN (http://dban.org) để tiến hành xóa data một cách triệt để mà không thể khôi phục được.

4. Giữ lại các thành phần hữu dụng
Khi bán laptop, để tránh lãng phí công sức, thời gian của người sẽ sử dụng máy sau này, bạn hãy tính toán kỹ trước khi xóa bất cứ dữ liệu nào, chẳng hạn như: hệ điều hành, trình ứng dụng cơ bản, như trình duyệt, công cụ xử lý văn bản, ứng dụng IM,…


GIẢI PHÁP TỐT NHẤT SAU KHI SAO LƯU CÁC DỮ LIỆU QUAN TRỌNG
1.
Phục hồi lại toàn bộ hệ điều hành và cài đặt gốc khi xuất xưởng cho máy tính.
2. Chịu khó và mất một ít thời gian để cài lại một bản hệ điều hành mới nguyên cho máy tính. Còn các phần mềm ứng dụng thì để người sử dụng máy sau này tùy ý cài theo nhu cầu của họ.

KHẢI MINH (Theo Makeuseof)

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới