Bất chấp các lệnh cấm, những chiếc tivi và máy tính cũ chứa nhiều chất độc hại vẫn đang được xuất khẩu từ châu Âu sang châu Phi và châu Á. Và những người lao động tại các xưởng tái chế dã chiến ở thế giới đang phát triển vẫn đang tiếp tục bị nhiễm độc từ các loại rác điện tử.
Tại Rotterdam (Hà Lan), mới đây một nhân viên hải quan đã mở cánh cửa kim loại nặng nề của một container vận tải đường biển và phát hiện một khối lượng lớn những chiếc tivi phế liệu chất đống trong đó.

" />
Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Rác điện tử

September 05
00:00 2010

Vậy là thay vì tiếp tục được chuyến sang Bờ biển Ngà ở châu Phi để “tái chế”, lô rác thải này đã được đóng lại và gửi trả về Đức, nơi xuất phát của nó.
Liên minh châu Âu (EU) đã cấm kinh doanh và lưu thông các loại rác điện tử từ giữa những năm 1990. Rotterdam đang trở thành một tiền tuyến trong nỗ lực của châu Âu nhằm ngăn chận những dòng rác điện tử được lén lút vận chuyển tới những “bãi rác điện tử” ở thế giới đang phát triển. Đây là cảng sấm uất nhất của châu Âu, một đầu mối cho các chuyến tàu hàng của khu vực. Mỗi năm có tới hơn 9 triệu container loại 20ft được vận chuyển qua cảng Rotterdam này. Chỉ có 1 phần 3 số đó là chứa hàng hóa xuất khẩu từ Hà Lan. Hầu hết còn lại xuất phát từ 26 nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Anh và miền Nam châu Âu.
Các nhân viên hải quan chỉ có thể chọn ra những lô hàng tình nghi, dựa trên cơ sở dữ liệu cũ (những đối tượng thường vi phạm) và dò trên danh sách người gửi và nơi tới của những kiện hàng. Mặc dù, Hà Lan đang dẫn đầu châu Âu về hoạt động triệt phá các đường dây xuất khẩu trái phép rác điện tử, nhưng thực tế chỉ có trên dưới 3% trong tổng số container ở Rotterdem được kiểm tra. Nhưng với tỷ lệ đó thì bình quân mỗi tuần cũng có một chuyến hàng bị bắt giữ, có nghĩa là bao gồm nhiều container, chứa bên trong mỗi container đó khoảng 800 màn hình phế thải.
Người ta không thể thống kê được số chuyến hàng rác điện tử lọt qua cảng Rotterdam hoặc qua những cảng khác ít được kiểm soát hơn ở châu Âu.
Theo số liệu của ABI Research, tổng khối lượng rác điện tử phát sinh trên toàn thế giới trong năm 2009 lên tới 53 triệu tấn. Nhưng chỉ có 13% số đó là được tái chế. Số còn lại có thể tìm thấy tại các bãi rác điện tử ở thế giới thứ ba.
Chính sự lo lắng về các bãi rác công nghiệp ở thế giới đang phát triển đã dẫn tới việc ra đời Công ước Basel năm 1989 về kiểm soát việc lưu thông qua biên giới các thất thải độc hại. Năm 1994, Cộng đồng châu Âu EC đã phê chuẩn công ước này. Còn Mỹ lại là một trong những nước không phê chuẩn công ước Basel. Theo các nhà bình luận, có tới 80% lượng rác thải điện tử của Mỹ được xuất khẩu, hầu hết là tới Trung Quốc, qua cảng Hồng Kông.

Rác điện tử là gì?
Thuật ngữ rác điện tử (e-waste) được dùng để chỉ:
Các tivi, điện thoại, máy tính, hàng điện tử văn phòng, hàng điện tử gia dụng, đồ chơi điện,…
Các bo mạch điện (loại rác được săn lùng nhất vì nó chứa vàng, bạc, đồng và những nguyên tố khác).
Những thứ chỉ có thể tiêu hủy an toàn với quy trình tái chế chuyên biệt.
Những thứ có thể gây nhiễm độc cho con người do có chứa chì, thủy ngân, phát sinh dioxin do nhựa bị đốt, các tác nhân độc hại như cyanide,…


Đường đi của rác điện tử từ châu Âu tới các “bãi rác” ở thế giới thứ ba.

H.VY
(Theo BBC 8-2010) 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới