Một số mẹo tiết kiệm pin cho laptop
1. Tùy chỉnh các thiết lập tiết kiệm
Hầu hết các hệ điều hành máy tính đều có những tùy chỉnh về điện năng dành cho người sử dụng laptop. Với Windows XP, đó là mục Power Options ở Control Panel (Windows Vista là mục Mobile PC). Bạn hãy tùy chỉnh để màn hình tự động tắt sau khoảng 5 phút không sử dụng máy và sau 10 phút máy sẽ tự động chuyển sang chế độ “ngủ” (Sleep). Và nếu bạn thấy không cần laptop cần phải “thức dậy” (Resume) nhanh chóng sau khi đóng nắp thì hãy chỉnh chọn chế độ “ngủ đông” (Hibernate) thay vì Sleep. Chế độ Hibernate cũng tương tự như việc Shutdown, nhưng hơn ở điểm là toàn bộ những chương trình, cửa sổ bạn đang làm việc sẽ được lưu lại vào ổ cứng máy tính (đòi hỏi dung lượng ổ cứng còn trống phải khá lớn), khi bật lại máy thì toàn bộ chương trình đang làm việc sẽ lại sẵn sàng.
Cũng trong mục Power Options, hệ điều hành đã thiết lập sẵn một số chế độ sử dụng điện năng. Nếu không phải “cày” máy ở mức cao, bạn hãy chỉnh ở chế độ tiết kiệm điện năng (Power saver). Chế độ này giúp giảm xung nhịp của bộ vi xử lý đồng thời tắt bớt các thiết bị thừa để giảm tiêu hao năng lượng.
1. Tùy chỉnh các thiết lập tiết kiệm
Hầu hết các hệ điều hành máy tính đều có những tùy chỉnh về điện năng dành cho người sử dụng laptop. Với Windows XP, đó là mục Power Options ở Control Panel (Windows Vista là mục Mobile PC). Bạn hãy tùy chỉnh để màn hình tự động tắt sau khoảng 5 phút không sử dụng máy và sau 10 phút máy sẽ tự động chuyển sang chế độ “ngủ” (Sleep). Và nếu bạn thấy không cần laptop cần phải “thức dậy” (Resume) nhanh chóng sau khi đóng nắp thì hãy chỉnh chọn chế độ “ngủ đông” (Hibernate) thay vì Sleep. Chế độ Hibernate cũng tương tự như việc Shutdown, nhưng hơn ở điểm là toàn bộ những chương trình, cửa sổ bạn đang làm việc sẽ được lưu lại vào ổ cứng máy tính (đòi hỏi dung lượng ổ cứng còn trống phải khá lớn), khi bật lại máy thì toàn bộ chương trình đang làm việc sẽ lại sẵn sàng.
Cũng trong mục Power Options, hệ điều hành đã thiết lập sẵn một số chế độ sử dụng điện năng. Nếu không phải “cày” máy ở mức cao, bạn hãy chỉnh ở chế độ tiết kiệm điện năng (Power saver). Chế độ này giúp giảm xung nhịp của bộ vi xử lý đồng thời tắt bớt các thiết bị thừa để giảm tiêu hao năng lượng.
2. Giảm độ sáng màn hình
Màn hình là một trong những tác nhân gây hao điện nhất trên chiếc laptop, vì vậy ngoại trừ khi bạn làm việc dưới ánh nắng gay gắt, hãy giảm độ sáng màn hình xuống mức tối đa cho phép. Để làm điều này, bạn cách truy cập vào Control Panel, mục Display Settings hoặc dùng phím Fn kết hợp với nút giảm độ sáng hay dùng tổ hợp phím Fn+Down (đối với dòng máy Dell) để điều chỉnh độ sáng thích hợp.
3. Tắt những thiết bị thừa
Không phải lúc nào bạn cũng cần đến Wi-Fi, Bluetooth, đầu đọc thẻ nhớ đa năng hay cổng IEEE-1394. Do vậy, hãy tắt chúng ngay khi không sử dụng đến. Với WiFi thường sẽ có nút gạt cứng tắt mở trên thân máy. Còn với các thiết bị khác thì bạn vào Device Manager trong Control Panel để tắt. Ngay cả với các thiết bị đang gắn qua cổng USB như ổ cứng di động… cũng nên tháo khi không sử dụng đến.
4. Kiểm tra các ứng dụng đang thực thi
Việc chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc sẽ khiến cho bộ vi xử lý và ổ cứng hoạt động nhiều hơn, “ngốn điện” hơn. Hãy tắt bớt các chương trình không dùng đến nữa, chỉ để các ứng dụng vẫn đang cần sử dụng. Cũng trong phạm trù này, virus cũng là một tác nhân gây “tốn điện” bởi chúng có thể kích hoạt các ứng dụng thừa chạy ẩn trên hệ thống. Do vậy, hãy định kỳ quét virus cho toàn bộ hệ thống của bạn. Thông thường việc này chỉ mất tầm một giờ đồng hồ/tuần, nhưng mang lại rất nhiều lợi ích.
Lê Sỹ