Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2016

Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2016
November 18
00:54 2016

161117-ngayantoan-thongtin-002_resize

Ngày An toàn Thông tin Việt Nam lần thứ 9 với chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM (TT-TT) và Chi hội An toàn Thông tin Phía Nam (VNISA) phối hợp tổ chức diễn ra ngày 17-11-2016 tại TP.HCM.

Ngày An toàn Thông tin năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình an toàn, an ninh thông tin trên thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ đe dọa trực tiếp đến hoạt động và tài sản của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống nền tảng của một xã hội hiện đại như điện, nước, giao thông… cũng như an toàn an ninh quốc gia. Báo cáo của VNISA Phía Nam cho thấy vai trò của an ninh mạng đã có những chuyển biến, thay đổi cơ bản sang một kỷ nguyên mới, khi mà tấn công trên mạng đã trở thành một phương thức giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa một số quốc gia; phá hoại, khống chế, làm tê liệt hệ thống thông tin của đối phương có thể bằng những phương tiện CNTT thay vì dùng vũ khí quân sự thông thường… mà không bị lộ mặt. Với kỷ nguyên mới này, công tác phòng thủ trên không gian số ngày càng được tất cả các quốc gia, doanh nghiệp ghi nhận như một việc cần làm ngay để bảo đảm được sự phát triển bền vững, tương tự như công tác bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất.

Việc đầu tư nghiên cứu phát triển các công cụ phát hiện nhanh chóng, chính xác và có được những phản ứng kịp thời đối với các nguy cơ an ninh mạng đang được các quốc gia, công ty, tổ chức nghiên cứu tích cực thực hiện và mang lại các lợi thế thực sự cho những ai đi đầu và làm chủ các công nghệ phòng vệ.

Hội thảo Ngày An toàn Thông tin Việt Nam theo truyền thống cũng là cơ hội gắn kết giữa Nhà nước – Xã hội – Doanh nghiệp trong công tác đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi cho ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh, học tập, giải trí. Những vấn đề nóng của an toàn thông tin, những công nghệ mới của các hãng bảo mật, những biện pháp bắt đầu có hiệu lực cho quản lý hành chính mang tính chất quốc gia đã được các diễn giả đề cập trong ngày này.

VNISA phía Nam cho biết, Ngày An toàn Thông tin 2016 là một chuỗi nhiều sự kiện về an toàn thông tin mà khởi đầu là cuộc diễn tập an toàn thông tin 2016 đã được triển khai tại TP.HCM hồi cuối tháng 9-2016. Với cuộc thi tấn công của 10 đội tham gia ở cả 3 miền đất nước vào mạng giả lập có kiến trúc tương tự như một hệ thống thật của thành phố hoàn toàn do kỹ sư Việt Nam xây dựng, chúng ta đã có những bước tiến quan trọng trong việc thực thi công tác diễn tập, kiểm tra khả năng và tính sẵn sàng trong xử lý sự cố an toàn giao thông. Trong cuộc diễn tập năm 2015, TP.HCM đã phải thuê mạng giả lập của Úc với chi phí tới 7 tỷ đồng. Năm nay, các kỹ sư Việt Nam đã có thể tự mình xây dựng được mạng giả lập này vừa chủ động và bảo mật, vừa tiết kiệm ngân sách.

Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin lần thứ 9 dành cho sinh viên trên toàn quốc do VNISA phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Vòng sơ khảo diễn ra ngày 5-11 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với 59 đội của 29 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng tham dự. Kết quả 10 đội có số điểm cao nhất (gồm 6 đội ở phía Bắc, 2 ở miền Trung và 2 ở phía Nam) đã giành được quyền vào dự vòng thi chung khảo được tổ chức tại Khách sạn Grand Plaza (Hà Nội) vào ngày 2-12. Các đội sẽ thực hiện đề thi thực hành về an toàn thông tin với hình thức thi đối kháng “Cướp cờ” (capture the flag – CTF).

Thực tế những năm qua cho thấy cuộc thi này đã góp phần lớn vào việc phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ có chuyên môn giỏi về an ninh mạng, an toàn thông tin.

Ngày hội thảo chíng 17-11 tại TP.HCM được chia ra làm hai phần chính:

– Buổi sáng: Báo cáo thực trạng an toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2016 do Tiến sĩ Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch VNISA Phía Nam, và Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Chi hội, trình bày. Theo đó, mã độc Zero-day được phát hiện hàng tuần. Zero-day là những sơ hở do một cá nhân hay tổ chức nào đó phát hiện nhưng không công bố các thông tin này. Trong năm 2016 đã phát hiện 54 mã độc Zero-day (tăng 125% so với năm trước). Đặc biệt trong năm 2016, tự động chỉ bằng một tin nhắn mutimedia SMS. Trong năm 2016 số lượng mã độc mới tăng 36% (so với năm 2015) và có tới 430 triệu mã độc không trùng lắp. Nổi cộm trong an ninh mạng 2016 là vụ tin tặc tấn công khống chế sân bay Tân Sơn Nhất và hàng loạt vụ tài khoản ngân hàng bị tin tặc tấn công đánh cắp thông tin, rút tiền của nạn nhân,… Tuy nhiên trong năm 2016 cũng ghi nhận được số lượng đơn vị quan tâm và tăng cường đầu tư hạ tầng an ninh mạng nhiều hơn trước đây.

161117-ngayantoan-thongtin-153_resize

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối phát triển ứng dụng, Microsoft Việt Nam.

Đại diện và chuyên gia của các nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin hàng đầu thế giới đã trình bày về giải pháp, công nghệ an toàn thông tin, các vấn đề thời sự an toàn thông tin. Như hãng Kaspersky với đề tài Khám phá sự thật phía sau các cuộc tấn công mạng và các yếu tố nguy hiểm; Microsoft với đề tài Bảo mật điện toán đám mây bằng các giải pháp Microsoft, toàn cảnh về nền tảng Microsoft Azure; Cisco với việc cải thiện các hoạt đông an ninh với các khả năng phát hiện một cách linh hoạt các mối đe dọa và các khả năng ứng phó; HP Enterprise với giải pháp bảo mật truy cập toàn diện HPE Aruba ClearPass; Fortinet với giải pháp bảo mật thông minh, mạnh mẽ và xuyên suốt; Pado Nanotech với việc bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng thế hệ mới; Samsung với việc bảo mật dữ liệu di động thông qua Samsung Knox.

Kết thúc phẩn báo cáo là cuộc giao lưu trao đổi giữa các nhà quản lý Nhà nước và chuyên gia an toàn thông tin về tình hình an toàn thông tin, định hướng chiến lược an toàn thông tin.

– Buổi chiều. Có 3 phiên chuyên đề: An ninh trong giao dịch tài chính trên môi trường mạng; Di động, mã độc lừa đảo qua mạng; và An ninh trong các hệ thống thông minh và tự động hóa cùng diễn ra song song với sự trình bày nội dung chuyên môn của các chuyên gia.

Các diễn giả đều thống nhất mấu chốt của an toàn thông tin mạng vẫn là yếu tố con người. Nó cũng đòi hỏi các nhà lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp phải quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh mạng và an toàn thông tin.

Tại hội thảo còn có khu trưng bày, triển lãm giới thiệu các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin và an toàn thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

MEDIA ONLINE

+ Ảnh: PHẠM HỒNG PHƯỚC

161117-ngayantoan-thongtin-088_resize

161117-ngayantoan-thongtin-093_resize

161117-ngayantoan-thongtin-122_resize

161117-ngayantoan-thongtin-137_resize

161117-ngayantoan-thongtin-139_resize

Ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch VNISA Phía Nam.

161117-ngayantoan-thongtin-143_resize

Tiến sĩ Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch VNISA Phía Nam (bên phải), và Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Chi hội

161117-ngayantoan-thongtin-144_resize

Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM.

161117-ngayantoan-thongtin-147_resize

Ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT.

161117-ngayantoan-thongtin-151_resize

Ông Stefanus Natahusada, Kaspersky Lab Singapore.

161117-ngayantoan-thongtin-156_resize

Ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối phát triển ứng dụng, Microsoft Việt Nam.

161117-ngayantoan-thongtin-168_resize

Ông Demetris Booth, Cisco Khu vực APJC.

161117-ngayantoan-thongtin-169_resize

Ông Nguyễn Trần Thức, HP Enterprise.

161117-ngayantoan-thongtin-176_resize

Ông Lê Đức Anh, Fortinet.

161117-ngayantoan-thongtin-099_resize

161117-ngayantoan-thongtin-102_resize

161117-ngayantoan-thongtin-103_resize

161117-ngayantoan-thongtin-104b_resize

161117-ngayantoan-thongtin-110_resize

161117-ngayantoan-thongtin-111_resize

161117-ngayantoan-thongtin-117_resize

161117-ngayantoan-thongtin-118_resize

161117-ngayantoan-thongtin-119_resize

161117-ngayantoan-thongtin-179_resize

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới