Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Hội thảo nông nghiệp thông minh chất lượng cao SmartAgri

Hội thảo nông nghiệp thông minh chất lượng cao SmartAgri
July 06
08:32 2016

 

Sau một thời gian thử nghiệm, dự án hệ thống quản lý nông nghiệp công nghệ cao – xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất nông nghiệp, với tên gọi thương mại là SmartAgri, đã được triển khai thành công. Đây là dự án phối hợp của Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP) và Công ty Global CyberSoft (GCS Việt Nam).

Ngày 5-7-2016, ngay tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao AHTP ở xã Phạm Văn Cội (huyện Củ Chi), các bên tham gia dự án đã tổ chức cuộc hội thảo “Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp – SmartAgri” kết hợp với tham quan thực tế sản xuất tại các “ruộng dưa”.

smart-agri-globalcybersoft-01

Ảnh: QTSC

Tại cuộc hội thảo, ông Trần Kim Vũ, Công ty GCS Việt Nam, đã giới thiệu cụ thể về hệ thống quản lý nông nghiệp công nghệ cao, và ông Từ Minh Thiện, Ban Quản lý AHTP, trình bày về Giải pháp ICT ‐ ứng dụng cho nông thôn mới và nông nghiệp công nghệ cao.

SmartAgri là hệ thống phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn. Hệ thống được xây dựng từ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc AHTP, và được phát triển bởi GCS trên nền tảng các công nghệ mới bao gồm Internet của Vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data Analytics), và triển khai trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing) của QTSC.

CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG:

– Tự động hóa quy trình quản lý trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản.

– Hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ.

– Thu thập, phân tích thông tin môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng, tốc độ gió, lượng mưa, độ EC, pH… và điều khiển các thiết bị: hệ thống tưới, làm mát, đèn chiếu sáng, quạt, màn chắn… để giữ cho môi trường theo đúng quy trình chuẩn.

– Hệ thống cảnh báo qua tin nhắn, email, chuông báo động…

– Hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng, năng suất theo giống, mùa vụ, quy trình, khu vực sản xuất… và đề xuất các giải pháp tối ưu cho nhà nông.

– Thiết lập hệ sinh thái cho nhà nông, chuyên gia, nhà phân phối và đơn vị thu mua trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, lên kế hoạch sản xuất…

LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG:

– Nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tối giản chi phí sản xuất.

– Quản lý quá trình sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP… hỗ trợ cho việc xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

– Quản lý, truy xuất thông tin, theo dõi mùa vụ ở bất cứ nơi đâu với các báo cáo phân tích chuyên sâu.

– Liên kết các nhà nông và doanh nghiệp, chia sẻ kế hoạch sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường và làm tăng giá trị của sản phẩm.

Ứng dụng SmartAgri giúp cung cấp các sản phẩm đầu ra chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp cho nông dân giảm thiểu được chi phí đầu tư ban đầu so với khi sử dụng các hệ thống của các nước đối tác nước ngoài. Hệ thống nông nghiệp thông minh công nghệ cao này được đánh giá là bước đột phá của AHTP, QTSC và GCS trong việc phát triển các ứng dụng IoT phục vụ đời sống, làm chủ nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước và quốc tế.

smart-agri-globalcybersoft-02

Ảnh: QTSC

smart-agri-globalcybersoft-04

Dưa Tayoki. Ảnh: QTSC

smart-agri-globalcybersoft-05

Dua Taki (Ảnh: QTSC)

smart-agri-globalcybersoft-06

Dưa kim hoàng hậu. Ảnh: QTSC

Hệ thống SmartAgri này hiện nay có thể phục vụ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Nó giúp hợp lý hóa quy trình và chi phí sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, đạt năng suất cao, tăng tỷ lệ an toàn trong mùa vụ, cho ra những nông sản chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, các khách tham dự đã được trực tiếp tham quan quy trình trồng dưa lê trên giá thể trong nhà màn. Mỗi nông sản khi xuất trại đều có gắn mã QR quản lý chứa đựng các thông tin xuất xứ và trong suốt quá trình được trồng giúp người mua có thể biết rõ về nông sản.

MEDIA ONLINE

HỘI THẢO HỆ THỐNG QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO SMARTAGRI

Ảnh: PHẠM ANH PHÚ

160705-smart-agri-02_resize 160705-smart-agri-03_resize 160705-smart-agri-04_resize 160705-smart-agri-06_resize

160705-smart-agri-07_resize

Ông Từ Minh Thiện, Ban Quản lý AHTP, trình bày về Giải pháp ICT ‐ ứng dụng cho nông thôn mới và nông nghiệp công nghệ cao.

160705-smart-agri-08_resize 160705-smart-agri-09_resize

160705-smart-agri-15_resize

Ông Trần Kim Vũ, Công ty GCS Việt Nam, đã giới thiệu cụ thể về hệ thống quản lý nông nghiệp công nghệ cao

160705-smart-agri-16_resize

Mỗi quả dưa đều có gắn một mã QR chưa thông tin xuất xứ và mọi thông tin cơ bản trong suốt quá trình trồng,

160705-smart-agri-18_resize 160705-smart-agri-19_resize 160705-smart-agri-20_resize 160705-smart-agri-21_resize 160705-smart-agri-26_resize 160705-smart-agri-32_resize 160705-smart-agri-35_resize 160705-smart-agri-37_resize

160705-smart-agri-45_resize

Nhà màn trồng dưa.

160705-smart-agri-46_resize

 

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới